TOP 10 bài thơ hay của thi sĩ Nguyễn Bính

TOP 10 bài thơ hay của thi sĩ Nguyễn Bính

03/10/2021

Trong các nhà thơ từng được đưa vào chương trình SGK Việt Nam, thì Nguyễn Bính là một trong những số đó. Ông sinh vào thập niên đầu của thế kỉ 20, tên thật là Nguyễn Trọng Bính. Ông là người con của xứ Nam Định và dù bản thân mồ côi mẹ từ nhỏ, chỉ tự học ở nhà, nhưng tài thơ ca đã sớm nở rộ vào tuổi 13. Ông ghi dấu ấn trong đầu trong nhóm Tự lực văn đoàn với tập thơ “Tâm hồn tôi”, sau đó tham gia kháng chiến chống Pháp và làm việc tại Hội văn nghệ Việt Nam.

Thơ Nguyễn Bính được ví như những bản tình ca quê hương trìu mến, chân thành và giản dị. Hãy cùng TOP10AZ điểm qua “TOP 10 bài thơ hay của thi sĩ Nguyễn Bính

1Chân quê

“Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”

Chân quê

Sinh ra vào thời kì đất nước bước vào đổi mới bởi văn hóa phương Tây và kháng chiến chống Pháp, nhưng ông luôn có sự tôn trọng nhất định với những giá trị truyền thống dù bị hao mòn ít nhiều. Do đó, bài thơ “Chân quê” xứng đáng là đại diện cho tâm hồn của nhà thơ khi nói về sự thay đổi của “chân quê” người Việt xưa.

2Tương tư

“Gió mưa là bệnh của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Hai thôn chung lại một làng,

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”

Tương tư

Có lẽ bài thơ “Tương Tư” của Nguyễn Bính là nổi tiếng nhất vì đã từng xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình chuyển thể từ văn học Nguyễn Nhật Ánh. Bài thơ nói về sự chuyển biến tâm tư đầy lạ kì của  tình yêu đôi lứa. Tác giả sử dụng ngôn từ mộc mạc, chân thành nhưng cũng có phần rạo rực của tuổi mới lớn. mãnh liệt.

3Mưa xuân

“Chờ mãi anh sang anh chả sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Ðể cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!”

Mưa xuân

Giống như các nhà thơ trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Nguyễn Bính cũng rất dễ lay động trước các tình cảm thiếu nữ. Điều này được thể hiện rõ nét trong bài “Mưa xuân” khi diễn tả nỗi lòng đau khổ của người con gái khi trót tin một câu ước hẹn bội bạc rồi chỉ còn mưa giăng lối. Câu từ có âm hưởng của ca dao dân gian và tựa như những lời tâm sự.

4Cô hái mơ

“Thơ thẩn đường chiều một khách thơ

Say nhìn xa rặng núi xanh lơ

Khí trời lặng lẽ và trong trẻo

Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ…”

Cô hái mơ

Bài thơ diễn tả nỗi lòng của chàng trai vô tình “động lòng” với một cô gái xa lạ trong một đường chiều. Từ “mơ” trong bài thơ được dùng một cách vô cùng ý nhị. Xuyên suốt bài thơ, người đọc sẽ cảm nhận rõ nét về một bức tranh làng quê yên bình cùng những cảnh đẹp giản dị. Đặc biệt, bài thơ này còn được đại nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

5Lỡ bước sang ngang

“Chị bây giờ… nói thế nào?

Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang

Chị từ lỡ bước sang ngang

Trời dông bão giữa tràng giang lật thuyền…”

Lỡ bước sang ngang

Bài thơ nói về một hiện trạng xã hội Việt Nam ngày đó, chính là chuyện “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Tuy nhiên, người con gái bị trong bài thơ lại phải chịu cảnh tình chia ly đau khổ vì mẹ cha bán gả cho người dưng từ năm mười bảy tuổi. Cô ra đi và đành ngậm ngùi bỏ lại sau lưng mối tình đầu vừa chớm nở và cả người mẹ già. Chính bởi sự day dứt và đầy u buồn, mà bBài thơ đã được nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.

6Ghen

“Cô nhân tình bé của tôi ơi!

Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười

Những lúc có tôi và mắt chỉ…

Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi…”

Ghen

Ghen là một trong những sáng tác thơ tuyệt tác, và nằm trong tập “Nguyễn Bính – thơ và đời”. Đọc qua hết bài thơ này của Nguyễn Bính, ta có thể nhìn thấy hầu hết các cung bậc trong tình yêu như mơ mộng, tỏ tình, thất tình, đau khổ, tương tư, và cuối cùng ghen tuông. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trọng Khương phổ nhạc thành bài hát cùng tên, và được trình bày rất thành công qua giọng ca của Tuấn Ngọc.

7Những bóng người trên sân ga

“Tôi đã từng chờ những chuyến xe

Đã từng đưa đón kẻ đi về

Sao nhà ga ấy sân ga ấy

Chỉ để cho lòng dấu biệt ly?”

Những bóng người trên sân ga

Thực tế, hình ảnh sân ga vốn là hình tượng rất quen thuộc trong nhạc vàng, ví dụ như ca khúc Chuyến Tàu Hoàng Hôn. Sân Ga cũng là một hình ảnh ẩn dụ đầy tuyệt vời về sự chia ly. Thực tế, sự chia ly có thể rất nhiều dạng, nhưng cái nào cũng dạt dào nỗi buồn, như chia ly của tình yêu, tình mẹ con, tình chị em và cả tình bạn. Nhà thơ đã mượn hình tượng sân ga để diễn tả lên nỗi lòng bản thân trước những cuộc chia ly thực trong thời đại đầy biến động ngày trước.

8Cô lái đò

“Xuân này đến nữa đã ba xuân,

Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần.

Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi,

Cô đành lỗi ước với tình quân…”

Cô lái đò

“Cô lái đò” là một trong số những bài thơ xuất sắc của thi sĩ Nguyễn Bính, và nằm trong tập thơ “Lỡ bước sang ngang” nổi tiếng (xuất bản lần đầu năm 1940). Bài thơ cũng lại nói về sự chia ly của tình yêu đôi lứa. Cô lái đò đã chờ đợi đến “ba xuân mỏi mòn” nhưng cũng đành lỡ ước. Vào năm 1942, nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc đã phổ nhạc thành ca khúc cùng tên.

9Gái xuân

“Em như cô gái hãy còn xuân,

Trong trắng thân chưa lấm bụi trần,

Xuân đến, hoa mơ, hoa mận nở.

Gái xuân giũ lụa trên sông Vân…”

Gái xuân

Chủ đề mùa Xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi sĩ, Nguyễn Bính cũng không phải ngoại lệ. Thực sự khó tả khi vào lúc đất trời giao thoa chuyển mình cho năm mới, thì nhà thơ đã kết hợp cùng hình ảnh cô gái mơn mởn “xuân thì” để tạo nên một bài thơ tràn đầy nhựa sống. Bài thơ đã được nhạc sĩ Từ Vũ phổ nhạc thành bài hát cùng tên, và luôn là một trong những ca khúc nhạc xuân bất hủ.

10Tâm hồn tôi

“Tâm hồn tôi là bình rượu nhỏ

Rót lần rót mãi xuống nàng Oanh

Không xua tay nhưng nàng đã vô tình

Hất ly rượu hồn tôi qua cửa sổ…”

Tâm hồn tôi

Có lẽ bài thơ “Tâm hồn tôi” chính là sự đại diện tiêu biểu cho cái tâm hồn lạc lõng, bơ vơ của thi sĩ Nguyễn Bính. Bài thơ được phát hành lần đầu vào năm 1941, và nhanh chóng ghi dấu ấn với các đọc giả thích thơ ca. Một bài thơ ngắn gọn nhưng chứa đầy tâm tình của tác giả, cũng như nói lên sự đau đớn của chàng trai trẻ “mượn rượu giải sầu”.

Bosco 193

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *