TOP 10 Cảng Biển Lớn Nhất Việt Nam

TOP 10 Cảng Biển Lớn Nhất Việt Nam

01/07/2021

Việt Nam là nước có đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km, do vậy hệ thống cảng biển của nước ta phát triển rất mạnh mẽ, nó được xem là cách tay đắc lực góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển và hội nhập thế giới. Nếu như bạn muốn biết về những cảng biển lớn của nước ta thì hãy cùng TOP10AZ tìm hiểu TOP 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam ở bài viết sau đây nhé!

1Cảng Đà Nẵng

Cảng Đà Nẵng nằm trong nhóm cảng Trung Trung Bộ Việt Nam. Đây là nhóm cảng tổng hợp và là đầu mối của cả nước. Cảng Đà Nẵng gồm 3 khu: Tiên Sa – Sơn Trà, Liên Chiểu và Thọ Quang, trong đó, bến cảng Tiên Sa – Sơn Trà là khu bến chính, đóng góp phần lớn kinh tế cho Đà Nẵng, khu này có tổng diện tích bãi đạt 178.603m2 và 14.285m2 đối với tổng diện tích kho.

2Cảng Sài Gòn

Cảng Sài Gòn mở cửa lần đầu tiên vào năm 1860 dưới thời Pháp thuộc, Cảng Sài Gòn nay trở thành cảng biển quốc tế và cũng là cảng chính của miền Nam Việt Nam. Cảng Sài Gòn hiện có tổng diện tích mặt bằng là 500.000m2 gồm 5 khu cảng (Hành khách tàu biển, Nhà Rồng Khánh Hội, Tân Thuận, Tân Thuận 2 và Cảng Thép Phú Mỹ) với 3.000m cầu tàu, 30 bến phao và 280.000m2 kho bãi. Cảng Sài Gòn đóng vai trò chủ chốt kết nối vận tải hàng hải của khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, của Việt Nam và quốc tế.

3Cảng Vũng Tàu

Cảng Vũng Tàu thuộc địa phận Bà Rịa – Vũng Tàu, là cụm cảng biển quốc gia, đầu mối quốc tế tại Việt Nam. Cảng Vũng tàu hiện có 4 khu bến gồm: Cái Mép – Sao Mai Bến Đình, Phú Mỹ – Mỹ Xuân, sông Dinh và khu bến Đầm – Côn Đảo và 10 cảng lớn phục vụ cho nhu cầu thương mại và kinh doanh dầu khí tại miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây cùng là 1 trong 2 cửa ngõ quốc tế tại Việt Nam.

4Cảng Vân Phong

Cảng Vân Phong nằm tại Vịnh Vân Phong của tỉnh Khánh Hoà, đây là cảng có tiềm năng trở thành cảng trung chuyển quốc tế tại Việt Nam vì nó có vị trí gần với các tuyến đường quốc tế với khoảng cách vượt Thái Bình Dương ngắn nhất so với Hongkong và Singapore. Hiện nay cảng Vân Phong có 2 khu bến là : Mỹ Giang và Dốc Lết, Ninh Thủy. Bến Mỹ Giang chuyên dùng cho dầu và sản phẩm dầu có năng lực tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350 nghìn DWT và dự kiến là 400 nghìn DWT vào năm 2020. Bến Dốc Lết, Ninh Thuỷ chuyên dùng cho hàng rời.

5Cảng Quy Nhơn

Cảng Quy Nhơn thuộc địa phận thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định, đây là cảng biển dẫn đầu các cảng khu vực miền Trung với khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 30.000 DWT đến 50.000 DWT. Cảng Quy Nhơn có tổng diện tích mặt bằng 306.568m2; tổng diện tích kho chiếm 30.732m2 với kho CFS 1.971m2 ; diện tích bãi 201.000m2 với bãi chứa container chiếm 48.000 m2. Hiện tại Cảng Quy Nhơn có 1 khu bến cảng Thị Nại và có 6 bến cảng.

6Cảng Hải Phòng

Cảng Hải Phong được xây dựng dưới thời Pháp thuộc năm 1874, đây là cảng container hiện đai nhất miền Bắc nước ta. Cảng Hải Phòng sở hữu hệ thống mạng hiện đại, tiên tiến, 200 camera quan sát cùng hệ thống quản lý thông tin và nhân sự đảm bảo. Hiện tại Cảng Hải Phòng có 5 chi nhánh, khu vực cảng có 21 cầu tàu với tổng chiều dài là 3.567m với độ sâu trước bến thiết kế từ -7,5m đến -9,4m. Đây là cảng biển có khả năng tiếp nhận hàng hoá khoảng 10 tấn/năm, trong đó chi nhanh Cảng Hoàng Diệu chiếm gần 60% lượng hàng hoá bốc xếp.

7Cảng Quảng Ninh

Cảng Quảng Ninh thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, đây được xem là cảng biển xếp vị trí thứ 2 về nhóm cảng biển quan trọng phía Bắc Việt Nam, sau Hải Phòng là vị trí trung tâm. Hiện tại cảng Quảng Ninh có diện tích là 154.700m2; tổng kho đạt 5400m2và bãi chứa container lên đến 49000m2.

8Cảng Cửa Lò

Cảng Cửa Lò thuộc địa phận tỉnh Nghệ An và là cảng container đầu mối quan trọng trong nhóm cảng biển vùng Bắc Trung Bộ nước ta, với chiều là 3.020m cảng có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 DWT – 50.000 DWT. Theo quy hoạch đến năm 2030, Cảng Cửa Lò sẽ được xây dựng thành cảng biển quốc tế, ước tính có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 10.000 DWT cũng như đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Nghệ An, các tỉnh lân cận khu vực Bắc Trung bộ, thu hút một phần hàng của nước Lào và Đông Bắc Thái Lan.

9Cảng Dung Quất

Cảng Dung Quất nằm trên địa phận tỉnh Quảng Ngãi, đây là cảng biển tổng hợp quốc gia của Việt Nam. Mỗi năm, có khoảng 0,6 triệu tấn hàng hoá bốc xếp qua cảng, với số lượng tàu cập cầu trung bình 150 tàu/năm. Cảng Dung Quất hiện có 2 khu bến cảng với diện tích kho cảng đạt 3.600m2 và bãi cảng đến 50.000m2.

10Cảng Chân Mây

Cảng Chân Mây nằm tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là cảng biển tổng hợp đầu mối của nước ta tại vị trí giữa hai đô thị Huế – Đà Nẵng. Cảng Chân Mây có khả năng đón nhận tàu container hàng hóa với trọng tải 50.000 DWT, nơi đây còn được Hiệp hội Du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á với khả năng đón tàu du lịch quốc tế có chiều dài đến 362m và dung tích toàn phần đạt 225.282 GRT.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *