TOP 10 Ngày Lễ Tết Quan Trọng Trong Năm Của Việt Nam
Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng có nhiều ngày lễ tết quan trọng nhằm đánh dấu thời khắc lịch sử trọng đại hay tưởng nhớ ông bà, các vị tổ tiên, các sự kiện quan trọng. Đây cũng là dịp để gia đình sum vầy, ngồi lại ăn uống nhằm thắt chặt mối quan hệ những người thân trong gia đình. Bài viết này TOP 10AZ sẽ cung cấp cho bạn TOP 10 ngày lễ tết quan trọng trong năm của Việt Nam (Theo lịch âm).
1Tết Nguyên Đán (1 - 3/1)
Tết Nguyên Đán còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như Tết cổ truyền, Tết ta, Tết âm lịch. Tết Nguyên Đán diễn ra từ ngày 1-3/1 âm lịch, đây là ngày tết lớn và quan trọng nhất của người Việt Nam. Đây là khoảng thời gian người Việt Nam cảm thấy vui nhất, phấn khởi nhất vì được đón giao thừa, được chứng kiến khởi đầu của năm mới. Ngày Tết nguyên đán trở nên thiêng liêng vì đó là cơ hội sum họp, đoàn viên, quây quần bên nhau, cùng nhau tận hưởng những khoảnh khắc giao thừa may mắn cho gia đình.
2Tết Nguyên Tiêu (15/1)
Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày 15 tháng giêng, đây là ngày lễ thiêng liêng nhất ngày đầu năm mới. Đây là dịp người để người dân lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành. Đêm rằm tháng Giêng là nét văn hóa truyền thống của dân tộc và tinh thần nhân văn ở cả nông thôn và thành thị.
3Tết Hàn Thực (3/3)
Tết hàn thực diễn ra vào ngày 3/3, hàn thực tức là “thức ăn lạnh”. Lễ Hàn Thực người ta thường làm bánh trôi nước, cúng gia tiên và bày cỗ bàn, chính vì thế bánh trôi nước được gọi với cái tên là Bánh hàn thực. Tết hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi về Việt Nam, nó lại mang đậm văn hoá của người Việt. Người Việt sáng tạo ra những món ăn riêng mang cả hương vị thanh trong của đất trời là bánh trôi, bánh chay.
4Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3)
“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3”. Đây là câu ca dao cửa miệng quen thuộc của người Việt, bởi vậy mới thấy ngày giỗ tổ quan trọng như thế nào. Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là ngày người Việt tưởng nhớ công lao của vua Hùng, người có công dựng lên đất nước Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 6 tháng 12 năm 2012.
5Tết Đoan Ngọ (5/5)
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi với cái tên dân dã Tết diệt sâu bọ. Đây là ngày tết diễn ra vào ngày mồng 5/5 âm lịch, thời gian này theo dân gian đây là giai đoạn chuyển mùa, dịch bệnh dễ phát sinh nên vào ngày này người dân có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
6Lễ Vu Lan (15/7)
Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày 15/7 âm lịch, đây là một ngày lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh người Việt. Đây là ngày lễ để con cháu tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của những người có công với đất nước. Ngày này người ta thường tới chùa cầu bình an, làm cơm cúng và biếu mã tổ tiên.
7Tết Trung Thu (15/8)
Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, đây là ngày tết dành cho thiếu nhi. Trong ngày nay, các gia đình người Việt thường làm cỗ cúng gia tiên. Sau đó cùng hàng xóm, láng giềng tụ tập dưới ánh trăng sáng ăn bánh và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa lân, trông trăng, phá cỗ,…
8Tết Táo Quân (23/12)
TếtTáo Quân diễn ra ngày 23/12 âm lịch, theo truyền thuyết ngày này ông Công, ông Táo sẽ lên thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc trong năm qua của gia đình. Trong ngày này các gia đình thường làm cơm cúng và biếu mã Táo Quân để tiễn Ngài lên chầu trời. Vào ngày này, mọi người thường mua cá chép về phóng sinh.
9Tết Hạ Nguyên (15/10)
Tết Hạ Nguyên hay còn gọi là Lễ mừng lúa mới được tổ chức ngày 15 tháng 10 âm lịch. Đây là dịp để người dân cúng kiếng tạ ơn Trời Đất vì đã mang đến một vụ mùa tươi tốt, mưa thuận gió hòa, dù cho tiết trời có mưa bão, thì vẫn có lúa gạo mới để ăn.
10Lễ Phật Đản (15/4)
Lễ Phật Đản là lễ hội lớn của Phật giáo Việt Nam, không chỉ có phật tử mà có nhiều người không theo Đạo Phật cũng tham gia lễ hội này. Lễ hội này được tổ chức để mừng ngày Đức Phật ra đời. Vào ngày này, các Phật tử đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp, không sát sinh. Cùng nhau đến chùa làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tham gia lễ tắm Phật, … để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.
Để lại một bình luận