TOP 10 Nghệ Sĩ Cải Lương Gạo Cội Của Việt Nam
Cải lương là một loại hình kịch hát lâu đời của Việt Nam. Tuy ngày nay, loại hình nghệ thuật này ít được giới trẻ quan tâm nhưng có một thời gian dài, bộ môn nghệ thuật cải lương trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân miền nam Việt Nam. Để bộ môn nghệ thuật này không ngừng phát triển, tồn tại cho đến ngay nay, chúng ta không thể không nhắc đến những nghệ sỹ cải lương gạo cội, lão làng. Hôm nay, TOP10AZ sẽ giới thiệu đến bạn TOP 10 nghệ sĩ cải lương gạo cội của Việt Nam.
1NSND Lệ Thủy
NSND Lệ Thủy (sinh năm 1948) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của Việt Nam. Năm 2012, bà được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu NSND. Lệ Thuỷ bén duyên với nghệ thuật khá sớm, năm 13 tuổi bà đã tham gia đóng vai kép con trên đoàn Trâm Vàng.
Sau khi được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi, Lê Thuỷ được ông đưa vào đóng vai phụ và chính trong các tác phẩm do chính ông sáng tác. Năm 1984, Lệ Thuỷ cùng đoàn nghệ sĩ gạo cội của Việt Nam tham gia lưu diễn Tây Âu từ đó sự nghiệp của bà có nhiều bước tiến mới. Bà đã có nhiều vai diễn để đời trong các vở tuồng như Trắng hoa mai, Kiếp chồng chung, Tô Ánh Nguyệt, Áo cưới trước cổng chùa, Lôi vũ,…
2NSND Phùng Há
NSND Phùng Há được xem là vị tổ của bộ môn nghệ thuật cải lương Việt Nam cùng với nghệ sĩ Bảy Nam. Cả cuộc đời bà đều dành hầu hết thời gian cho bộ môn nghệ thuật này và bà ghi dấu ấn qua nhiều vai diễn, cũng như đã đào tạo ra nhiều môn sinh xuất sắc.
NSND Phùng Há được đóng đào chính lần đầu tiên là vai Giả Thị trong vở cải lương Hoàng Phi Hổ quy Châu của soạn giả Nguyễn Công Mạnh. Sau đó, bà đóng đào chính của nhiều vở diễn nổi tiếng khác như Thôi Tử thí Tề Quân, Mổ tim Tỷ Can, Anh hùng náo Tam Môn Nhai..
3NSND Bảy Nam
NSND Bảy Nam (1913 – 2004) cùng với NSND Phùng Há được xem là vị tổ của bộ môn cải lương. Bà đã dành hầu hết cuộc đời mình cho bộ môn cải lương, không chỉ tham gia đóng đào chính, NSND Bảy Nam còn làm công tác quản lý, trưởng đoàn, viết kịch bản và tham gia đóng phim.
Vở diễn ấn tượng nhất trong sự nghiệp cải lương của bà phải kể đến vở Lá sầu riêng và Bông hồng cài áo. Bà cũng là soạn giả của nhiều vở kịch xuất sắc như Phấn hậu cung, Gươm vàng máu đỏ Người đàn bà Việt Nam, Nỗi đau lòng mẹ, , Điều Tam Xuân, Tiêu Anh Phụng,…
4NSND Bạch Tuyết
NSND Bạch Tuyết sinh năm 1945, bà là một nghệ sỹ lão làng của bộ môn nghệ thuật cải lương Việt Nam, cũng là Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam. Bạch Tuyết được giao vai đào chính đầu tiên vào năm 1961 với vợ Lá thắm chỉ hồng do cô đào chính của vở diễn đến trễ, diễn xuất của Bạch Tuyết lúc ấy đã khiến khán giả vô cùng kinh ngạc.
Sau đó, Bạch Tuyết được nhận nhiều vai đào chính khác và tên tuổi của bà cũng được biết đến nhiều hơn. Năm 1971, bà cùng Hùng Cường mở một gánh hát tên Đoàn ca kịch Bạch Tuyết và đã có các vở diễn kinh điển như “Trăng thề vườn thúy”, “Má hồng phận bạc”, “Cung thương sầu nguyệt hạ”. Tuy vậy, gánh hát hoạt động được một thời gian thì ngừng hoạt động và bà chuyển sang học luật.
5NSND Ngọc Giàu
NSND Ngọc Giàu là một trong những nghệ sỹ cải lương gạo cội của làng cải lương Việt Nam. Bà không chỉ hoạt động trong lĩnh vực cải lương mà còn tham gia hài kịch và đóng phim. Ngọc Giàu bén duyên với cải lương khá sớm nhưng đến năm 1958 khi được mời đóng đào chính trong vở Hai cánh én đầu xuân cùng nam diễn viên Minh Chí, bà bắt đầu được các chủ hãng băng đĩa lớn Sài Gòn chú ý.
Trong suốt những năm hoạt động nghệ thuật trong lĩnh vực cái lương NSND Ngọc Giàu đã giành được những giải thương danh giá như giải Thanh Tâm xuất sắc, đây là giải thưởng cao quý mà hiếm nghệ sỹ nào đạt được.
6NSƯT Thanh Nga
NSƯT Thanh Nga (1942–1978) là một nghệ sỹ cải lương nổi tiếng Việt Nam không chỉ về tài năng mà bà còn rất xinh đẹp. Thời ấy, Thanh Nga được người đời đặt cho danh hiệu “ Nữ hoàng sân khấu”. Sinh ra trong gia đình có truyền thống cải lương nên Thanh Nga được tiếp xúc với nghệ thuật cải lương từ bé.
Mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ là trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Thanh Nga có 2 đời chồng và bà bị sát hại cùng chồng sau vào ngày 26/11/1978 tại nhà riêng. Năm 1984 bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu nghệ sỹ ưu tú.
7NSND Út Trà Ôn
NSND Út Trà Ôn tên thật là Nguyễn Thành Út (1919-2001) là một nghệ sỹ cải lương gạo cội của cải lương Việt Nam. Năm 1937, Út Trà Ôn vào làm cho Đài phát thanh Sài Gòn, nhờ chất giọng truyền cảm, ấm áp, đậm chất miền tây nam bộ mà những bản vọng cổ ông ca trên đài rất được công chúng đón nhận.
Ông thường xuyên góp tiếng hát cho Đài phát thanh cũng như thu âm cho các hãng băng đĩa, hãng băng đĩa AISA thời đó cũng nhờ Út Trà Ôn mà danh tiếng tăng lên bội phần. Năm 1954, ông thành lập gánh hát Kim Thanh, đây là một trong những gánh hát lẫy lừng, có tiếng một thời và đến nay nhiều nghệ sỹ gạo cội vẫn nhắc đến gánh hát Kim Thanh của NSND Út Trà Ôn.
8NSƯT Thanh Sang
NSƯT Thanh Sang (1943– 2017), ông là một nghệ sỹ cải lương nổi tiếng, tài năng của Việt Nam. NSƯT Thanh Sang cùng với NSƯT Thanh Nga đã tạo nên những tác phẩm kinh điển của làng cải lương Việt Nam. Vai diễn kinh điển nhất của ông, để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng khán giả phải kể đến vai Trần Minh “khố chuối” trong tác phẩm kinh điển Bên cầu dệt lụa. Thanh Sang diễn như không diễn, lột tả nhân vật một cách quá xuất sắc, lấy đi nước mắt của hàng ngàn khán giả.
9NSND Minh Vương
NSND Minh Vương tên thật là Nguyên Văn Vưng (sinh năm 1950) là một nghệ sĩ cải lương gạo cội của Việt Nam. Với những thành tích đóng góp của mình trong nghệ thuật cải ông được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND vào năm 2007.
Trước khi thanh danh, nghệ sỹ Minh Vương từng làm em nuôi cho những đào kép chính, làm những công việc nặng nhọc như khuân vác, xách đồ khi đoàn di chuyển, biểu diễn.
Sau này, nhờ tài năng thiên bẩm, Minh Vương cùng vợ thành lập đoàn cải lương Việt Nam lưu diễn khắp nơi trong nước và cả nước ngoài. Ông có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của cải lương Việt Nam lúc bấy giờ.
10NSND Kim Cương
NSND Kim Cương (sinh năm 1937) là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Việt Nam, thời ấy bà được mệnh danh là “kỳ nữ” và bà cũng xác lập kỷ lục là “Nghệ sĩ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam”. Kim Cương bén duyên với nghệ thuật cải lương khá sớm, từ nhỏ bà đã theo cha mẹ đi lưu diễn khắp nơi.
Vai diễn đầu tiên của bà là vai Na Tra trong vở Na Tra lóc thịt do chính mẹ bà viết kịch bản. Dù đóng vai buồn hay vai dí dỏm bà đều gây ấn tượng mạnh với khán giả. Thành danh trên con đường nghệ thuật, Nghệ sỹ Kim Cương cũng giữ nhiều chức vụ trong bộ máy nhà nước tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Để lại một bình luận