TOP 10 quốc gia nghèo nhất Châu Âu
Châu Âu là lục địa nhỏ thứ hai trên thế giới. Nhắc đến Châu Âu thì chúng ta liên tưởng đến một số quốc gia giàu có nhất trên thế giới như Đức, Pháp. Nhưng bạn có thể biết Châu Âu cũng có các Quốc gia nghèo khó với thu nhập thua kém cả những nước ở châu Phi hoặc châu Á.
Điều này có nghĩa là mặc dù sự tiến bộ và phát triển ở khắp Châu Âu, nhưng đâu đó vẫn còn có một số quốc gia vẫn đang gặp khó khăn về kinh tế và bị đói nghèo hoành hành. Hãy cùng TOP10AZ điểm qua “TOP 10 quốc gia nghèo nhất Châu Âu” trong bài viết dưới đây!
1Moldova
Moldova nằm ở Đông Âu và đã phải chịu sự tổn thất lớn về kinh tế lớn sau khi Liên Xô tan rã. Một thách thức khác gây ra tình trạng yếu kém của kinh tế đất nước là sự bất ổn chính trị cũng như năng lực hành chính yếu kém. Ngoài ra, nền kinh tế Moldova còn đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng và trở ngại thương mại. Các hoạt động kinh tế chính của Moldova là nông nghiệp. Trong nỗ lực chống đói nghèo ở đất nước, chính phủ Moldova đã nhiều chính sách như loại bỏ các biện pháp kiểm soát đối với xuất khẩu, hỗ trợ tư nhân hóa đất đai.
2Ukraine
Ukraine ngạc nhiên chiếm vị trí thứ hai trong số các nước Châu Âu nghèo nhất. Thực tế, nền kinh tế Ukraine từng là nền kinh tế lớn thứ hai ở Liên Xô. Thật không may sau khi liên minh giải thể, Ukraine đã thực hiện một bước chuyển đổi lớn từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường khiến một bộ phận lớn của đất nước rơi vào cảnh đói nghèo. Một số thách thức thường gặp đối với nền kinh tế Ukraine bao gồm Tham nhũng, cơ sở hạ tầng kém phát triển, quan liêu và giao thông vận tải lạc hậu.
3Kosovo
Cộng hòa Kosovo là một quốc gia không giáp biển nằm ở trung tâm bán đảo Balkan. Sau khi Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008, nền kinh tế của Kosovo đã có những bước cải thiện dần dần. Một hệ thống ngân hàng mạnh và các khoản nợ kinh tế thấp là điểm mạnh của nền kinh tế Kosovo. Tuy nhiên, quốc gia này còn phụ thuộc nhiều vào nguồn quỹ do các công dân giàu có làm việc tại các quốc gia châu Âu giàu có khác tạo ra.
4Albania
Albania là một quốc gia nằm trên bán đảo Balkan ở Đông Nam Châu Âu và có chung biên giới với các quốc gia khác như Cộng hòa Macedonia, Hy Lạp và Montenegro. Albania giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn nằm trong số các Quốc gia nghèo nhất Châu Âu. May mắn thay, nền kinh tế của nước này không ngừng được cải thiện. Hoạt động kinh tế chính của đất nước là nông nghiệp. Chính phủ Albania đã nhờ đến Ngân hàng Thế giới và các Tổ chức khác để tìm kiếm hỗ trợ tài chính nhằm đáp ứng một số nhu cầu quan trọng của đất nước cũng như cải thiện các hoạt động kinh tế trong nước.
5Bosnia và Herzegovinian
Bosnia và Herzegovina có vùng nông thôn rộng lớn với các ngôi làng thời trung cổ, sông, hồ, cùng dãy núi đá Dinaric Alps. Bosnia và Herzegovina đang phải đối mặt với thách thức kép trong việc tái thiết đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh và khôi phục nền kinh tế của đất nước. Hơn nữa, quốc gia này có tỷ lệ thất nghiệp cao gần 40%, mặc dù có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú bao gồm cả kim loại có thể khai thác được. Nền kinh tế Bosnia bắt đầu đối mặt với sự suy giảm trong những năm 1990 do bất ổn chính trị.
6Cộng hòa Macedonia
Macedonia nằm ở Bán đảo Balkan ở Đông Nam Âu và trở thành một nước Cộng hòa sau khi giành được độc lập vào năm 1991 từ Nam Tư cũ. Kể từ khi trở thành một quốc gia độc lập, đất nước đã trải qua một cuộc cải cách kinh tế mạnh mẽ. Trong những năm qua, Macedonia đã từng bước cải thiện nền kinh tế của mình với những chính sách được chính phủ thực hiện thành công. Macedonia có một nền kinh tế mở và thương mại chiếm 90% GDP trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Macedonia đang thu hút các nhà đầu tư từ các nước châu Âu giàu có như Vương quốc Anh và Đức.
7Serbia
Serbia là một quốc gia không giáp biển có biên giới với Romania, Hungary, Macedonia. Quốc gia này có GDP bình quân đầu người là $ 5,726. Nền kinh tế Serbia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Sau khi trải qua 8 năm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và vững chắc, nước này bước vào thời kỳ suy thoái năm 2009. Tuy nhiên, nước này vẫn có cơ hội sáng sủa để thoát khỏi nền kinh tế yếu kém, bởi vì sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Coca-Cola, US Steel và Nestle.
8Belarus
Belarus có hơn 40% diện tích đất được bao phủ bởi rừng. Các ngành công nghiệp và lĩnh vực sản xuất của nước này đóng góp chỉ khoảng tầm 25% và ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất với khoảng gần 70%. Trước đây, Belarus từng có một nền kinh tế phát triển tốt và là một trong nơi có mức sống cao nhất thuộc cộng hòa thuộc Liên Xô. Thật không may, sự suy giảm của Belaru trong nền kinh tế bắt đầu sau khi Liên Xô tan rã. Đáng mừng là kể từ năm 1996, nền kinh tế nước này đã có bước phát triển vượt bậc.
9Montenegro
Montenegro từng phải hứng chịu tác động của các cuộc Chiến tranh Nam Tư. Ngoài ra, sự suy giảm của ngành công nghiệp bởi lệnh trừng phạt tài chính của Liên hợp quốc từ sự chia cắt của Nam Tư. Tuy nhiên, nền kinh tế của Montenegro đã phát triển thành một nền kinh tế ổn định cho đến khi cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008 ảnh hưởng nặng nề đến đất nước này. Tuy nhiên, quốc gia này đang phục hồi nhanh chóng với hoạt động tích cực cao trong các lĩnh vực chính như sản xuất thép và nhôm, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng. Đặc biêt, du lịch là ngành quan trọng nhất trong số đó.
10Bungari
Bulgaria nằm ở đông nam châu Âu và có chung biên giới với Romania, Serbia, Macedonia. Đất nước này hiện có 1/4 dân số cả nước đang sống dưới mức nghèo khổ. Nỗ lực của chính phủ Bulgaria nhằm thiết lập một chính phủ dân chủ và một nền kinh tế thị trường tự do càng gây bất ổn cho nền kinh tế Bulgaria. Tuy nhiên, quốc gia này đã phục hồi tốt hơn hầu hết các nước khác trong thời kì suy thoái kinh tế năm 2008, dù mức tăng trưởng vẫn rất yếu.
Bosco 193
Để lại một bình luận