TOP 10 sản phẩm thất bại tại Việt Nam

TOP 10 sản phẩm thất bại tại Việt Nam

25/08/2021

Việt Nam luôn được xem là một trong những “điểm đến” hấp dẫn cho giới đầu tư vì dân số lớn, chính trị ổn định và nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam thì rất đặc biệt, cộng thêm sự cạnh tranh khốc liệt của thời đại công nghiệp 4.0 nên rất nhiều sản phẩm của các thương hiệu lớn cũng đành “ngậm ngùi” thất bại tại Việt Nam.

Một số sự thất bại thì khá đáng tiếc chỉ là sự thiếu hòa nhập, nhưng một số sự thất bại thì lại đến hoàn toàn từ sự chủ quan và thiếu bài bản trong kinh doanh. Hãy cùng TOP10AZ điểm qua “TOP 10 sản phẩm thất bại tại Việt Nam”!

1SamSung Galaxy Note 7

SamSung Galaxy Note 7

SamSung Galaxy Note 7 được xem là một trong những “đối trọng” của IPhone 7 (Apple) vào giữa cuối năm 2016. Thực tế, Galaxy Note 7 được đánh giá là chiếc smartphone flaship của năm nhiều công nghệ hấp dẫn như chống bụi nước, bút Spen, công cụ dịch hiệu quả. Thế nhưng, SamSung Galaxy Note 7 lại trở thành “nỗi hổ thẹn” lớn bởi tình trạng pin điện thoại bị phát nổ cực kì nguy hiểm, và ghi nhận tại nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam. Samsung phải thu hồi Note 7 trên toàn cầu và xem đây là một “vết nhơ” lớn.

2Nước rửa chén Mỹ Hảo

Nước rửa chén Mỹ Hảo

Mỹ Hảo luôn là sự lựa chọn đầu tiên của hầu hết các bà nội trợ vào cuối thế kỉ 20, và chiếm hơn phân nửa thị phần nội địa. Thực tế, ban đầu sự xuất hiện nước rửa chén Sunlight của Unilever không được đón nhận nồng nhiệt vì giá cao. Tuy nhiên, khi Sunlight định vị lại sản phẩm và chi ngân sách marketing vượt trội thì cuộc chơi đã đổi chiều. Hiện nay, thương hiệu Mỹ Hảo chỉ còn là “cái bóng” của mình và thường chỉ được ưa chuộng ở nông thôn.

3Mỹ Phẩm Lan Hảo

Mỹ Phẩm Lan Hảo

Mỹ Phẩm Lan Hảo từng được rất ưa chuộng với sản phẩm “đinh” là dầu gội bồ kết với thương hiệu Thorakao. Mỹ Phẩm Lan Hảo giữ ngôi vương trong ngành hóa mỹ phẩm tại thị trường miền Nam và thậm chí mở rộng tiềm lực sang Campuchia vào thập niên 70. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu ngoại và dòng chảy thời cuộc đã khiến thương hiệu Thorakao trở thành “quá khứ”, và rất khó chen vào vị trí vàng tại các trung tâm thương mại.

4Xà bông Cô Ba

Xà bông Cô Ba

Xà bông Việt Nam không phải là một sản phẩm thất bại, mà chỉ là vấn đề của thời cuộc. Xà bông Việt Nam là sản phẩm của thương gia nổi tiếng ở Nam Kỳ tên Trương Văn Bền. Ông mở nhà máy vào thập niên 30 thế kỉ trước và sử dụng hình ảnh “Cô Ba” đậm chất Nam bộ làm hình ảnh đại diện thương hiệu. Những năm vang bóng của mình, Xà bông Việt Nam đánh bại hầu hết các thương hiệu ngoại và vươn tầm sang các nước lân cận như Lào, Campuchia. Tuy nhiên, Xà bông Việt Nam đã trở thành quá khứ, và Xà bông Lifebouy đang trở thành lựa chọn số một hiện nay.

5Kem đánh răng Dạ Lan

Kem đánh răng Dạ Lan

Kem đánh răng Dạ Lan từng được xem là một trong những “Huyền thoại” của thương hiệu Việt do ông Trịnh Thành Nhơn sáng lập. Vào thập niên 90, kem đánh răng Dạ Lan đánh bật các nhãn hàng kem đánh răng của Trung Quốc, chiếm đến gần hết thị phần kem đánh răng của cả nước. Tuy nhiên, sau năm 1995 thì ông Nhơn đã có quyết định “sai lầm” khi chấp nhận liên doanh với Colgate – Palmolive. Thế nhưng, thương hiệu Dạ Lan đã bị “thay thế” bởi thương hiệu nước ngoài Colgate. Giờ đây, người tiêu dùng mua Kem đánh răng Dạ Lan chỉ còn là vì “tình cảm quý mến ngày xưa”.

6Bia Huda

Bia Huda

Bia Huda từng là một thương hiệu mạnh khi nắm giữa phần lớn thị phần tại khu vực miền Trung, đặc biệt là tại “sân nhà” Huế. Tuy nhiên, sự canh tranh gắt gao với các thương hiệu ngoại như Tiger, Heineken, Sapporo đã khiến Huda dần bị lép vế. Huda được xây dựng với phân khúc khách hàng bình dân, biên lợi nhuận nhỏ và phải chi lớn tiền marketing, nên bia Huda đã phải “bán mình” cho tập đoàn Carlsberg.

7Phở 24H

Phở 24H

Phở 24 chính thức ra đời tại TPHCM vào năm 2003 bởi Tiến sĩ Lý Quí Trung nhằm muốn “truyền bá” phở truyền thống của Việt Nam và đưa món ăn “phổ biến thành sang trọng” với điều hòa mát mẻ, phục vụ chuyên nghiệp. Trong khoảng gần 10 năm, Phở 24 đã xây dựng được hệ thống khoảng 60 cửa hàng trên khắp cả nước. Tuy nhiên, quản lý hệ thống chưa tốt và nhiều khó khăn về mặt tài chính khiến Phở 24 bán mình cho Viet Thai International- thuộc tập đoàn Jollibee.

8Bia tươi Laser

Bia tươi Laser

Tân Hiệp Phát đầu tư khoảng 200 triệu USD để sản xuất bia tươi đóng chai Laser, đắt hơn Tiger và gần tương đương với Heineken. Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát vấp phải “sai lầm” marketing tới 3 triệu USD vì sự hiểu lầm rằng đây là loại sản phẩm dành cho người có thu nhập thấp. Trong khi đó, kênh quảng cáo cho các sản phẩm bia cao cấp đã bị Heineken kiểm soát. Cộng với khả năng tài chính hạn hẹp, Tân Hiệp Phát phải dừng sản xuất Laser chỉ một năm sau khi tung sản phẩm ra thị trường.

9Bia Foster's

Bia Foster’s

Thương hiệu Foster’s đã từng nổi tiếng ở Việt Nam với khẩu hiệu “Bia kiểu Úc”. Ban đầu, câu khẩu hiệu này gây được sự tò mò từ người Việt Nam, nhưng sau đó nó khiến họ cảm thấy không hài lòng. Foster’s cũng mắc sai lầm lớn trong việc xác định khách hàng mục tiêu và thiết lập mạng lưới phân phối. Thêm nữa, dường như Foster’s có mặt tại Việt Nam không đúng thời điểm, vào năm 1998, khi mức sống của người Việt còn thấp. Do đó, người Việt Nam vẫn quay lưng lại với sản phẩm cao cấp. Cuối cùng, Foster’s phải rời thị trường Việt Nam vào năm 2007 sau 10 năm nỗ lực bất lực.

10Điện thoại Bphone

Điện thoại Bphone

Điện thoại Bphone được sản xuất bởi BKAV – vốn nổi tiếng với phần mềm diệt virus từ những năm đầu thế kỉ 21. Có thể nói sự xuất hiện của điện thoại Bphone thực sự là tín hiệu vui khi smartphone đầu tiên do người Việt sản xuất và có một nền tảng phần cứng hiện đại. Tuy nhiên, điện thoại Bphone có vẻ “hơi quá tầm” khi cố gắng so sánh với Iphone của Apple, và điều này đã dẫn đến sự thất bại so với doanh số mục tiêu đề ra. Của BKAV.

Bosco 193

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *