TOP 10 bộ phim gây tranh cãi nhất mọi thời đại
Những bộ phim có nội dung hay, hấp dẫn đến đâu cũng không thể tránh khỏi những bình luận tiêu cực, thậm chí là rất gay gắt từ phía khán giả cũng như những thành viên trong hội đồng đánh giá phim. Các yếu tố nhạy cảm như tình dục, bạo lực, tôn giáo, đồng tính, chính trị trong nhiều tác phẩm điện ảnh luôn làm dậy sóng dư luận. Hãy cùng Top10AZ liệt kê ra Top 10 bộ phim gây tranh cãi nhất mọi thời đại nhé!
1La Dolce Vita
“La Dolce Vita” (Cuộc sống ngọt ngào) của đạo diễn người Italy Federico Fellini ra mắt vào năm 1960, giành được Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes cùng năm. Phim cũng nhận được được 4 đề cử Oscar và giành một giải.Tác phẩm của Federico Fellini lọt top 100 bộ phim hay nhất của điện ảnh thế giới do tạp chí Empire bình chọn. Tuy nhiên “La Dolce Vita” cũng nằm trong danh sách những bộ phim gây tranh cãi nhất.
Phim đề cập đến cuộc sống hào nhoáng, tự do đến mức điên cuồng của những người thuộc giới thượng lưu ở Rome. Chuyện phim xoay quanh nhân vật chính Marcello Rubini (do diễn viên Marcello Mastroianni thủ vai), một nhà văn bỏ ngang giấc mộng văn chương để trở thành phóng viên chuyên săn tin tức nhạy cảm và giật gân. Anh tìm kiếm những cô gái thuộc đủ mọi thành phần, tiếp cận các chức sắc tôn giáo, những gã nhà giàu tha hoá để viết bài đưa tin hay làm tư liệu cho tiểu thuyết.
“La Dolce Vita” tạo ra một bức tranh muôn màu cuộc sống của thời đại đang phát triển với những con người nhân cách phức tạp. Nhưng lại gây tranh cãi bởi những giá trị mới thách thức các nguyên tắc đạo đức Công giáo. Ngoài nội dung mang tính thời đại, phim nổi tiếng bởi sự gợi tình, phóng khoáng trong từng cảnh quay. Cộng đồng Công giáo cảm thấy khó chấp nhận tư tưởng cởi mở về tình dục, thậm chí có cả tình dục đồng tính xuất hiện trong phim.
Đặc biệt phân cảnh mở đầu của phim khi một chiếc trực thăng chở tượng Chúa Kitô trước sự kinh ngạc và thích thú của những người xem bên dưới được cho là sự xúc phạm. Tờ báo L’Osservatore Romano của Vatican đã lên án bộ phim trong một bài báo có tựa đề “La Schifosa Vita” (“Cuộc sống kinh tởm”).
2Do the right thing
Đạo diễn Spike Lee – Chủ tịch Hội đồng giám khảo LHP Cannes 2021 cũng từng gây tranh cãi với “Do the right thing” – tác phẩm phản ánh những căng thẳng chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát Mỹ. Phim được công chiếu vào năm 1989 với câu chuyện dựa trên sự kiện có thật tại Brooklyn (New York). Tác phẩm đã gây căm phẫn cho một số nhà phê bình khi được phát hành. Nhiều người lúc đó cho rằng bộ phim kích động bạo loạn trong cộng đồng người da đen ở Mỹ.
“Đó là một bộ phim tuyệt vời, một bộ phim tuyệt vời”, nhà phê bình phim nổi tiếng Roger Ebert tuyên bố sau buổi chiếu. “Nếu tác phẩm này không giành được giải thưởng lớn, tôi sẽ không trở lại vào năm sau”. Thế nhưng, Hội đồng lại quyết định trao giải “Cành cọ vàng” cho bộ phim “Sex, Lies và Videotape” của Steven Soderbergh. Chủ tịch ban giám khảo Wim Wenders cho rằng nhân vật chính của “Do the right thing” là “không có tính anh hùng”.
3Irreversible
Bộ phim kinh dị gây tranh cãi dữ dội của Gaspar Noé vẫn là bộ phim kinh dị khét tiếng nhất trong lịch sử Cannes. Ước tính có ít nhất 200 khán giả rời khỏi buổi chiếu, 20 người khác được cho là cần hỗ trợ y tế sau khi ngất xỉu. “Trong 25 năm làm việc, tôi chưa bao giờ thấy điều này tại liên hoan Cannes,” một phát ngôn viên của đội cứu hỏa nói với BBC. “Những cảnh trong phim này thật không thể chịu nổi, ngay cả đối với những người chuyên nghiệp chúng tôi”.
Với sự tham gia của cặp đôi Vincent Cassel và Monica Belluci, bộ phim kể về một người đàn ông truy tìm, trả thù kẻ đã xâm hại bạn gái mình. Được kể theo một cấu trúc đảo ngược, phi tuyến tính, tâm điểm của phim là phân cảnh bị cưỡng đoạt dài 9 phút của nhân vật Belluci, cảnh duy nhất trong phim mà máy quay vẫn ở một vị trí cố định. Cây bút Le Monde đã lên án với lời bình luận “bạo lực vô cớ của bộ phim tương xứng với sự lười biếng về trí tuệ của nó”.
4Midnight Cowboy
Bộ phim xoay quanh câu chuyện kể về một người Texas đầy nghị lực (Jon Voight) và người bạn sắp chết của anh ta (Dustin Hoffman) cố gắng để tồn tại như những người gần như vô gia cư trên khu phố tồi tàn ở thành phố New York.
Đây là bộ phim xếp loại “X” duy nhất từng đoạt giải Oscar dành cho “Phim hay nhất” và có nhiều cảnh hở ngực, hở mông. Vào năm 1969, loại “X” không liên quan gì tới khiêu dâm, chỉ là nội dung dành cho người lớn và dưới 18 tuổi không được xem. Nhưng lúc đó, đây là bộ phim có nhiều hình ảnh gây sốc nhất.
Một vài năm sau, khi Midnight Cowboy chuẩn bị được phát hành, nhà sản xuất đã đệ trình lên hội đồng duyệt để xem xét lại và đã được xếp loại R (Khán giả dưới 16 tuổi cần có người giám hộ khi xem).
5Natural Born Killers
Bộ phim Natural Born Killers kể về cuộc hành trình của nhân vật Mickey (Woody Harrelson thủ vai) và Mallory (Juliette Lewis thủ vai) đi trên các con đường khắp nước Mỹ, bỏ lại sau lưng những cái xác đầy vết đạn.
Được sửa lại từ một kịch bản của Quentin Tarantino, đạo diễn Oliver Stone có ý muốn chơi khăm sự sùng bái bạo lực và những nguyên nhân gây ra bạo lực của giới truyền thông. Tuy nhiên, những hình ảnh máu me tung tóe trong phim đã gây ra sự tranh cãi. Một vài kẻ sát nhân ở Mỹ khẳng định chính bộ phim này đã kích thích chúng và một trong các thành viên trong gia đình nạn nhân đã kiện đạo diễn Oliver Stone.
Thậm chí, nhà văn nổi tiếng John Grisham cũng tham gia vào tranh cãi. Sau đó, có tin ông từ chối chọn Harrelson vào bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết A Time to Kill của mình vì sự tham gia của diễn viên này trong Natural Born Killers.
6The Last Temptation of Christ
Nội dung của bộ phim là: Trong khi đang bị treo trên thánh giá, chúa Jesus (Willem Dafoe) bị quỷ Satan cám dỗ bằng một ảo giác về những gì mà lẽ ra cuộc sống trần tục của ngài đã có, bao gồm cả việc kết hôn và có con với Mary Magdalene.
Những người đứng đầu thành phố Savannah, bang Georgia, đã ra lệnh cấm bộ phim của đạo diễn Martin Scorsese và gửi một lá thư tới hãng Universal kêu gọi hãng này ngừng chiếu bộ phim ở mọi nơi. Một nhóm khác lại đề nghị mua lại bộ phim với giá 7 triệu USD để có thể tiêu hủy nó.
Tại Paris, một nhóm tín đồ Thiên Chúa Giáo ném bom xăng vào một rạp đang chiếu bộ phim này làm hơn 10 người bị thương. Điều này không gây ra quá nhiều ngạc nhiên vì cuốn sách mà bộ phim này chuyển thể đã bị nhà thờ Thiên Chúa Giáo ra lệnh cấm trước đó, còn tác giả của cuốn sách, Nikos Kazantzakis, đã bị rút phép thông công.
7The Passion of the Christ
Đạo diễn Mel Gibson miêu tả về 12 giờ còn sống cuối cùng của Chúa Jesus (Jim Caviezel) trong đó ngài bị phản bội, bị tra tấn tàn nhẫn và bị đóng đinh vào cây thánh giá cho tới chết.
Mel Gibson thừa nhận ông làm bộ phim này với chủ đích tạo nên sự căm phẫn (ví dụ như cảnh đánh đập kéo dài 10 phút) để tăng tối đa tác động từ sự hy sinh của Chúa Jesus. Bị gây áp lực từ các nhóm nhà thờ Thiên Chúa Giáo, phim bị những người đứng đầu đạo Do Thái chỉ trích gay gắt vì họ lo ngại rằng phim có ngụ ý đổ lỗi cho người Do Thái về cái chết của Chúa Jesus.
Bất chấp những tranh cãi, nó trở thành một trong những bộ phim xếp hạng R thành công nhất mọi thời đại, thu về 600 triệu USD trên toàn thế giới trong khi kinh phí làm phim chỉ có 25 triệu USD.
8Fahrenheit 9/11
Đây là bộ phim tài liệu nổi tiếng của đạo diễn Michael Moore nói về những mối quan hệ của tổng thống George W. Bush với Arab Saudi, những cơ hội được cho là bị bỏ lỡ để ngăn chặn vụ 11/9 của ông và cách giải quyết được cho là sai lầm của ông về cuộc chiến tại Iraq sau màn khủng bố lịch sử.
Bộ phim được phe Dân chủ tại Mỹ kiêu hãnh lấy làm bằng chứng về chiến dịch của ông Bush nhằm đánh lừa người dân Mỹ để họ ủng hộ cuộc chiến. Tuy nhiên, phe Bảo thủ lên án đây là một bộ phim tuyên truyền chống lại Bush trong năm bầu cử tổng thống, dẫn đến một sự phân cực lớn trong quan điểm của người Mỹ về cuộc chiến. Mặc dù một phe kêu gọi lệnh cấm đối với phim này, một số chủ rạp đã phớt lờ hạng R của phim và cho phép thiếu niên vào xem mà không cần người lớn đi kèm.
9The Devils
Phim kể về một Hồng y Giáo chủ điên cuồng vì quyền lực trong khi những con chiên của ông ta muốn kiểm soát một thị trấn của Pháp ở thế kỷ 17.
Một trong các nữ tu của thị trấn, do Vanessa Redgrave thủ vai, là một người gù bị ám ảnh tình dục, ôm ấp trong mình hình ảnh của vị thầy tu. Cô ta để cho tính đồng bóng kỳ dị của mình bay bổng, trong đó có một cảnh đặc biệt thô tục khi cô cùng một nhóm nữ tu khác tham gia vào cuộc truy hoan với một bức tượng Chúa.
Hãng phim đã loại bỏ cảnh phim này ngay trước khi nó được trình lên để kiểm duyệt vào năm 1971 và cho đến năm 2002, một phần của cảnh này mới được khôi phục lại. Bộ phim bị cấm hoàn toàn tại Italy. Vanessa Redgrave và các diễn viên trong phim bị đe dọa tống giam nếu họ dám đặt chân lên nước này.
10Requiem for a Dream
Thước phim ghi lại thực trạng bốn người nghiện ma túy bị hủy hoại hoàn toàn cả về thể xác lẫn tinh thần khi cơn nghiện của họ lớn dần.
Ban đầu phim được phát hành ở dạng không được kiểm duyệt sau khi bị xếp loại NC-17 (cấm khán giả dưới 17 tuổi) do những cảnh khỏa thân trực diện và đặc biệt là cảnh trụy lạc đồng tính nữ đầy dâm dục có sử dụng chung một đồ chơi tình dục. Sau đó có một phiên bản biên tập lại xếp loại R được phát hành dưới hình thức video gia đình.
Đạo diễn Darren Aronofsky vẫn bảo vệ phiên bản năm 2000 của ông và nói rằng cảnh phim gây khó chịu không chỉ cần thiết để truyền tải tác động mang tính tàn phá khi sử dụng ma túy mà còn được truyền cảm hứng từ những thứ mà ông tận mắt chứng kiến.
Bạn đã xem được hết danh sách các bộ phim trên hay chưa, nếu chưa hãy tham khảo Top 10 bộ phim gây tranh cãi nhất mọi thời đại mà Top10AZ đã chia sẻ cho bạn ở trên nhé. Hãy đón đọc những thông tin quý giá nhất chỉ có tại top10az.com!
Để lại một bình luận