TOP 10 bài thơ hay nhất của Xuân Diệu

TOP 10 bài thơ hay nhất của Xuân Diệu

22/05/2021

Xuân Diệu được xem là một trong những nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của phong trào Thơ mới, bên cạnh các nhà thơ nổi bật khác như Huy Cận. Tên tuổi của Xuân Diệu gắn liền với bài thơ Vội Vàng (được đưa vào sách giáo khoa Việt Nam) cùng những hình ảnh thi vị như tắt nắng, buộc gió. Thơ Xuân Diệu vốn nổi bật bởi những bài thơ tình thấm đẫm cảm xúc mong manh, dịu nhẹ như màu xanh non của tình yêu. Dẫu vậy thơ Xuân Diệu vẫn tồn tại các áng thơ buồn, trắc trở, sầu muộn và chia ly.

TOP10AZ giới thiệu “TOP 10 bài thơ hay nhất của Xuân Diệu” với những cung bậc cảm xúc tuyệt vời. Thông qua 10 bài thơ dưới đây, độc giả sẽ hiểu hơn về một tâm hồn thơ luôn rộng mở theo kiểu “tha thiết & rạo rực”.

1Yêu

Yêu

“Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết…”

Bài thơ “Yêu” của Xuân Diệu khiến người đọc cảm nhận về sự tinh tế và hiểu ra rằng tình yêu là một điều tuyệt vời đủ sức chi phối thế giới quan phức tạp kì lạ của con người. Với Xuân Diệu thì yêu là hạnh phúc vô biên, mà yêu cũng là đau khổ tột cùng. Bài “Yêu” được ấn hành trong tập thơ “Thơ thơ” (1938).

2Xuân không mùa

Xuân Không Mùa

“Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,

Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu, thế là xuân.

Tôi không hỏi chi nhiều, xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng…”

Bài thơ Xuân Không Mùa thực sự là đại diện tiêu biểu cho tinh thần “mùa xuân” của Xuân Diệu. Tác giả đã viết về một mùa xuân nhiều cảm xúc dù hoàn cảnh đất nước khá đau thương. Mở đầu bài thơ, người đọc cảm nhận về một mùa xuân dịu nhẹ ít nắng, vài ba sương mỏng thắm, mấy cành xanh và dăm ba sắc yêu.

3Trăng

Trăng

“Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá,

Ánh sáng tuôn đầy các lối đi.

Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ…

Im lìm, không dám nói năng chi.”

Xuân diệu vốn nổi tiếng với những vần thơ tình bay bổng, và hình tượng Trăng đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để ông “thả tâm tư”. Hầu hết những bài thơ về trăng đều gợi đến cảm giác tình yêu nhiều cảm xúc như lãng mạn, đau khổ, nhớ nhung, hối tiếc…

4Vì Sao

Vì Sao

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…”

Tình yêu vẫn luôn là phạm trù khó cắt nghĩa với rất nhiều cung bậc như lãng mạn, thơ mộng, thiêng liêng, nhục thể, si mê,… Xuân Diệu cố đi tìm sự cắt nghĩa về tình yêu trên nhiều phương diện nhưng vẫn chưa thể nào trả lời thỏa mãn. Nhưng trước hết, đối với Xuân Diệu thì yêu là nguồn sống bất tận ngọt ngào dù đắng cay muôn phần.

5Tình Thứ Nhất

Tình Thứ Nhất

“Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,

Anh cho em, kèm với một lá thư.

Em không lấy, và tình anh đã mất

Tình đã cho không lấy lại bao giờ…”

Bài thơ Tình Thứ Nhất là một trong những bài thơ tình đẹp nhất của Xuân Diệu. Xuân Diệu là người sống vội, nhưng cũng vô cùng trân trọng về những cảm xúc vẹn nguyên, tinh khiết nhất về mối tình thứ nhất. Đọc bài thơ, bạn cảm nhận về lá thư vội kèm chút e thẹn, về sự non trẻ của tình yêu đầu đời.

6Vội Vàng

Vội Vàng

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi…”

Vội Vàng là một trong những bài thơ kinh điển của Xuân Diệu. Mở đầu bài thơ Xuân Diệu đưa người đọc đến những cảm xúc vui tươi trực trào bởi mùa xuân tuổi trẻ mơn mởn. Vẻ đẹp đất trời dần dần hiện lên như một bức tranh hiền hòa nhiều màu sắc với những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ đến nao lòng.

7Dại Khờ

Dại Khờ

“Người ta khổ vì thương không phải cách,

Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.

Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi…”

Xuân Diệu quan niệm về “Cái khổ khờ” của ông bằng chất liệu của những năm tháng đắm chìm trong ái tình của cõi trần tục. Xuân Diệu cho rằng mọi khổ đau đến với chúng ta là do sự hiểu biết sai lệch, sự si mê vắng bóng của trí tuệ mà ông gói ghém trong bài “Dại khờ”.

8Nước Đổ Lá Khoai

Nước Đổ Lá Khoai

“Lòng ta là một cơn mưa lũ,

Đã gặp lòng em là lá khoai

Mưa biết tha hồ rơi hạt ngọc,

Lá xanh không ướt đến da ngoài…”

Xuân Diệu nhân hóa mối tình giữa mưa và lá khoai. Tác giả mượn hình ảnh cơn mưa và lá khoai nói lên mối tình đơn phương đau khổ khi “trời mưa như lũ mà lá xanh không ước bên ngoài”. Điều này nói rằng tình cảm của chàng trai như mưa lũ, nhưng tấm lòng của cô gái thì như lá khoai, không chút thương cảm đúng kiểu “nước đổ lá khoai”.

9Phải nói

Phải Nói

“Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ?

“Anh tham lam, anh đòi hỏi quá nhiều.

“Anh biết rồi, em đã nói em yêu;

“Sao vẫn muốn nhắc một lời đã cũ?”.

Động từ “phải nói” được lặp lại nhiều lần để Xuân Diệu khẳng định quả quyết về sự chứng nhận của sự đợi chờ khao khát. Xuân Diệu mong chờ những thể hiện “nhỏ” của cô gái như cuối mắt đầu mày hoặc những xúc cảm dễ thương như nét vui, niềm e thẹn… Để rồi từ đó, Xuân Diệu mộng tưởng đến những cử chỉ trìu mến hơn cho một mối tình thơ say.

10Biển

Biển

“Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Bờ cát dài phẳng lặng

Soi ánh nắng pha lê…”

Biển là một bài thơ tình đặc sắc của Xuân Diệu, và bài thơ được sáng tác trên bãi biển Sầm Sơn. Biển là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho nhiều nhà thơ, nhà văn (như Trịnh Công Sơn với “Biển Nhớ” từ bãi Quy Nhơn). Tuy nhiên, Xuân Diệu tâm sự rằng nguồn cảm hứng của ông được gợi lên từ biển Quy Nhơn cát vàng biển xanh dào dạt, cùng tiếng thầm thì của phi lao như lời tâm sự thỏ thẻ của những cặp tình nhân.

Bosco 193

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *