TOP 10 bài thơ hay nhất Việt Nam

TOP 10 bài thơ hay nhất Việt Nam

07/06/2021

Những bài thơ của Việt Nam có rất nhiều, một phần vì dễ sáng tác, một phần vì để thỏa mãn cảm xúc “khó bày tỏ” của mỗi chúng ta. Xuyên suốt chiều dài văn học Việt Nam, hàng ngàn bài thơ hay của hàng trăm tác giả đã được giới thiệu, và mỗi bài thơ đều có điểm đặc sắc riêng.

TOP10AZ giới thiệu “TOP 10 bài thơ hay nhất Việt Nam”. Mỗi bài thơ trong danh sách đều đại diện cho một “mảnh tâm hồn” mà bất kì ai khi đọc qua đều có thể đồng cảm, đó có thể về tình yêu trai gái, tình mẫu tử hoặc tình cảm đất nước mênh mông.

1Ông Đồ - Vũ Đình Liên

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua”

Ông Đồ – Vũ Đình Liên

Nhắc đến mùa xuân thì không thể thiếu bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên. Bài thơ được xem “Văn phong” tiêu biểu cho tác giả, cũng như phong trào Thơ Mới. Đọc bài thơ, chúng ta có thể cảm nhận rõ về hồn thơ yêu mến quê hương, đất nước tự nhiên của tác giả. Bài thơ cũng góp phần ca ngợi về vai trò quan trọng của Ông đồ trong việc góp công “đèn sách” cho trẻ, cũng như mang niềm vui đến cho mọi nhà qua câu đối trang trí ngày Tết.

2Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra…

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử luôn là cây thơ không thể bỏ qua với làng thơ Việt Nam. Trong đó bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của ông rất nổi tiếng và được yêu thích. Bài Thơ không chỉ miêu tả vẻ non nước hữu tình huyền diệu của thôn Vĩ Dạ, mà còn đại diện tiêu biểu cho tinh thần “thơ lãng mạn” của Hàn Mặc Tử trong chủ đề tình yêu. Bài thơ được ra đời khi ông đã mắc trọng bệnh nên cũng đi kèm vẻ đượm buồn day dứt.

3Sang Thu – Hữu Thỉnh

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Sang Thu – Hữu Thỉnh

Mùa thu thường gợi nên những nét buồn man mác. Do vậy, mùa thu cũng là chất xúc tác tuyệt vời cho nhà thơ Hữu Thỉnh. Ông đã có những dòng thơ đầy gợi cảm về mùa thu thông qua cá nhìn tinh tường, tỉ mĩ. Ông dùng thơ để họa nên bức tranh thu thiên nhiên đầy tuyệt vời, và cũng kể về sự chuyển mình của đất trời trong bài thơ ngắn “Sang thu”.

4Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm

“Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng…”

Mẹ và Quả – Nguyễn Khoa Điềm

Tình cảm mẫu tử luôn là đề tài thiêng liêng cho các áng thơ Việt đẹp. “Mẹ và quả” là một bài thơ giản dị nhưng tràn đầy tính nhân văn sâu sắc & cảm động của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Chỉ bằng ba khổ thơ cùng 12 dòng thơ gọn gàng, tác giả đã “thơ” nên giai điệu mượt mà nhằm bày tỏ cảm xúc chân thành về tình mẫu tử đầy cao cả, nhưng cũng rất đỗi bình dị.

5Đồng chí – Chính Hữu

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo…”

Đồng chí – Chính Hữu

Bài thơ “Đồng chí” (tên gọi khác là Đầu súng trăng treo) được Chính Hữu sáng tác vào đầu năm 1948. Chủ đề tình cảm quân nhân trong chiến tranh cũng được nhiều nhà thơ khai thác. Tác giả sử dụng nhịp thơ đều đều để “vẽ” nên nét đẹp khắn khít của những người lính. Đọc bài thơ, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp đáng trân quý dù trong gian khổ của người lính.

6Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh

“Chỉ còn anh và em

Cùng tình yêu ở lại…

– Kìa bao người yêu mới

Đi qua cùng heo may”

Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh

Nhắc đến mảng thơ tình thì không thể bỏ qua cái tên Xuân Quỳnh. Trong đó, bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” được tác giả Xuân Quỳnh sáng tác và in trong tập thơ “Tự Hát” (1984). Xuyên suốt bài thơ, người đọc sẽ không chỉ cảm nhận nét thơ mộng mong manh của mùa thu, mà còn hiểu được cái tình yêu gắn bó giữa Xuân Quỳnh & Lưu Quang Vũ. Về sau, bài thơ đã được được nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc rất thành công.

7Đôi dép – Nguyễn Trung Kiên

“Bài thơ đầu anh viết tặng cho em

Là bài thơ anh kể về đôi dép

Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết

Những vật tầm thường cũng viết thành thơ”

Đôi dép – Nguyễn Trung Kiên

Bài thơ rất thịnh hàng qua mạng và được sáng tác vào năm 1995, cũng như đạt giải hai chương trình Tiếng thơ sinh viên năm 1998 của Nhà văn hoá Thanh niên TP.HCM. Tuy nhiên, bài thơ cũng có nhiều luồng ý kiến khi cho rằng tác giả thật sự của bài thơ là Thuận Hoá, và bài thơ ra đời năm 1965. Dù sao đi nữa thì bài thơ cũng đem đến một thứ cảm xúc gắn bó sâu sắc một cách bình dị, như chính đôi dép thô sơ…

8Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước có lẽ là một trong những bài thơ dài nhất của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ là thuộc chương năm của trường ca Mặt đường khát vọng. Chính tình yêu quê hương đất nước một cách nhiệt thành, khiến cho những vần thơ đi từ cái thuở ban đầu đến sự phát triển và cả đấu tranh. Xuyên suốt bài thơ là những cảm nhận sâu sắc cũng như nỗi niềm về mối tương quan giữa “đất nước và con người”.

9Thương vợ - Trần Tế Xương

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

Thương vợ – Trần Tế Xương

Tình nghĩa vợ chồng thực sự đáng trân quý không kém bất kì tình yêu nào trên thế giới. Do vậy, tác giả Trần Tế Xương đã thể hiện cái nỗi niềm “thương” trong bài thơ “Thương vợ”. Người đọc chỉ cần xem bốn câu thơ để hiểu ngay cái hình ảnh vất vả, gian lao. Đọc đến cuối bài thơ, bạn đọc sẽ hiểu thêm giá trị thâm cao về tình nghĩa vợ chồng.

10Yêu – Xuân Diệu

“Yêu là chết ở trong lòng một ít,

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?

Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết…”

Yêu – Xuân Diệu

Xuân Diệu là một “cây thơ” lãng mạn tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, bên cạnh Huy Cận. Bài thơ “Yêu” được in trong “Tuyển tập Tự lực văn đoàn”. Bài Thơ không chỉ đại diện cho hồn thơ của Xuân Diệu, mà còn nêu ra tâm trạng rối bời, phân vân của bất kì ai trước tình yêu. Dù sao đi nữa thì ai cũng muốn sống vì yêu cho dù cay đắng thế nào, vì vốn dĩ cuộc đời đã như thế!

Bosco 193

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *