TOP 10 bản nhạc cổ điển phổ biến nhất Thế giới
Những bản nhạc cổ điển luôn có giá trị bất hủ vượt thời gian, và là nền móng của nhiều thể loại nhạc hiện nay như pop ballad, rock và jazz. Nhiều nhà soạn nhạc cổ điển luôn là “chuẩn mực” cho sự phát triển của nhạc sĩ hiện đại. Không chỉ có sự ảnh hưởng sâu sắc về khía cạnh âm nhạc nghệ thuật, nhạc cổ điển còn là “phương thuốc” tinh thần hữu hiệu để giúp thư giãn, tạo giấc ngủ ngon.
TOP 10 AZ giớ thiệu “TOP 10 bản nhạc cổ điển phổ biến nhất Thế giới” với những bản nhạc mà bạn đã từng nghe ít nhất vài lần trong đời. Điều thú vị là có một số bản nhạc có thể bạn nghe được từ nhạc chuông điện thoại.
1Für Elise (Ludwig Van Beethoven)
Tác phẩm này chưa bao giờ được xuất bản trong suốt cuộc đời của Beethoven. Trên thực tế, “Für Elise” thậm chí không được phát hiện cho đến bốn mươi năm sau khi ông qua đời vào năm 1827. Do đó, không ai chắc chắn Elise là sáng tác của Beethoven. Một số nhà âm nhạc thậm chí còn nghĩ rằng tiêu đề có thể đã được sao chép không chính xác và ban đầu nó được gọi là “Für Therese.” Nhưng cho dù danh tính của tác giả đích thực là ai, tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng đây là một trong những sáng tác quyến rũ nhất dành cho piano từng được viết. Với giai điệu đơn giản nhưng lôi cuốn và vẻ đẹp vượt thời gian, “Für Elise” đã truyền cảm hứng cho vô số màn trình diễn của các nghệ sĩ piano bậc thầy.
2 Sonata Moonlight (Ludwig Van Beethoven)
Trái ngược với “Für Elise”, Bản Sonata ánh trăng đã trở thành bản nhạc được yêu thích nhất trong suốt cuộc đời của Beethoven và vẫn là một trong những bản nhạc cổ điển được yêu thích nhất cho đến ngày nay. Beethoven đã viết bản Piano Sonata số 14 vào đầu những năm 30 của mình và dành tặng nó cho Nữ bá tước Giulietta Guicciardi, người đã học piano với nhà soạn nhạc. Nếu bạn đã từng học piano, thì bạn có thể biết rất rõ phần mở đầu của Bản Sonata ánh trăng huyền thoại.
3Ave Maria ( Charles Gounod)
“Ave Maria” là một sáng tác tuyệt vời của Charles Gounod, và ông đã góp phần hoàn thiện “”Prelude số 1, từ cuốn 1 của The Well-Tempered Clavier” – một sáng tác của Bach vào 137 năm trước bản Ave Maria của Charles Gounod. Bản nhạc được viết cho giọng độc tấu và piano, và cũng thường xuyên được trình diễn với nhiều loại nhạc cụ sau này. Riêng ở Việt Nam, “Ave Maria” đã được chuyển sang lời Việt với Cầu xin Maria (Phạm Duy), và một sáng tác khác của Dương Thụ.
4The Four Seasons (Vivaldi)
Four Seasons thực chất là một bản nhạc dài gồm nhóm gồm bốn bản hòa tấu vĩ cầm của Antonio Vivaldi. Mỗi bản mang đến một “sắc thái” âm nhạc cho một mùa trong năm – lắng nghe tiếng lạnh buốt da diết vào mùa Đông, cơn bão dữ dội vào mùa hè và sự xuất hiện của cuộc săn lùng hồi hộp vào mùa thu. Cả bốn bản hòa tấu đều đã trở nên nổi tiếng thế giới. Trên thực tế, bạn thậm chí có thể đã nghe thấy đoạn nhạc này được sử dụng làm nhạc chuông trong một số dòng điện thoại phổ biến.
5Canon in D (Johann Pachelbel)
Với những ai tập đàn piano chuyên nghiệp thì đều biết qua bản nhạc bất hủ Canon in D (còn gọi là bản luân khúc cung Rê trưởng). Bản nhạc được viết ở thế kỷ 17 bởi nhà soạn nhạc tài ba người Đức Johann Pachelbel. Tiếc rằng tận đến thế kỷ 20, bản nhạc mới được phổ biến, và khiến người nhìn nhận đây là một trong những kiệt tác cổ điển tuyệt vời. Dòng Canon in D mang đến cảm giác thư giãn như một dòng sông mát êm đềm, và sự thanh thản trong tâm hồn rộng lớn giữa bầu trời trong xanh. Sau này, vòng Canon còn được áp dụng như một kĩ thuật sáng tác ca khúc đơn giản.
6Turkish March (Mozart)
Một bản nhạc vui tươi và hấp dẫn đến kì lạ của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart. Phong cách Thổ Nhĩ Kỳ vui tươi, dí dỏm đã được nhà soạn nhạc cổ điển Mozart sử dụng theo phong cách của các ban quân nhạc đế chế Ottoman. Thực tế, Turkish March là chương cuối của bản Sonata số 11 của Mozart với tên gọi ban đầu là Rondo Alla Turca (hay còn được gọi là Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ). Chương nhạc ngắn nhất của bản sonata này đã trở thành một trong số những khúc nhạc nổi tiếng nhất của Mozart, và cả người mọi nhạc công biểu diễn piano.
7The Blue Danube ( Johann Strauss II)
Được biết đến ngay cả trong thời của ông với cái tên “Vua nhạc Waltz”, Johann Strauss là một một nhà soạn nhạc cổ điển có đẳng cấp và sự nổi tiếng tương đương với ngôi sao nhạc nhẹ hiện đại. Blue Danube là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông (xếp cao nhất trong hơn 500 bản nhạc khiêu vũ). Tác phẩm ra đời trong cảm xúc dạt dào khi Johann Strauss II nhìn thấy sự cao thượng và đức hi sinh của hai người phụ nữ mà ông luôn yêu thương. Trong đó, một người là vợ, còn một người là nhân tình. Cả hai đều yêu ông bằng tất cả tình yêu thương, và luôn có những hành động cao đẹp với nhau.
8Ode to Joy (Beethoven)
Ode to Joy của Beethoven xứng đáng có mặt trong bảng xếp hạng những bản nhạc cổ điển nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới. Ode to Joy là chương cuối và được biết đến nhiều nhất, cũng như được công chúng yêu thích nhất trong Bản giao hưởng số 9 của Beethoven. Thực tế khi đó nhà soạn nhạc tài ba Beethoven đã bị điếc hoàn toàn. Điều khiến Ode to Joy trở nên trường tồn với thời gian không chỉ vì giai điệu đẹp đẽ, mà còn vì ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi truyền tải thông điệp hòa bình của vũ trụ.
9O Fortuna (Carl Orff)
O Fortuna (còn được gọi là nữ thần may mắn) vốn là một bài thơ Latin thời Trung, và nằm trong tập thơ của Carmina Buran. Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức là Carl Orff đã phổ nhạc bài thơ và khiến mọi người nhớ đến bởi chất hòa âm phối khí đầy kịch tính, và cao trào. Ngày nay, tác phẩm vẫn được rất nhiều dàn hợp xướng chọn biểu diễn, và cũng được sử dụng làm nhạc phim cho rất nhiều các bộ phim nổi tiếng như Star Wars.
10Swan Lake (Tchaikovsky)
Swan Lake (tựa việt là Hồ thiên nga) là vở ballet số 20 của nhà soạn nhạc Tchaikovsky. Mặc dù thất bại ban đầu, Swan Lake vẫn là một trong những vở ballet phổ biến nhất mọi thời đại. Kịch bản được lấy bối cảnh từ truyện dân gian của Nga và Đức, và kể về câu chuyện của Odette- một công chúa bị lời nguyền của một phù thủy độc ác biến thành thiên nga.
Bosco 193
Để lại một bình luận