TOP 10 Biên Đạo Múa Hàng Đầu Việt Nam
Múa là bộ môn nghệ thuật không còn xa lạ tại Việt Nam, đăng sau mỗi tác phẩm múa kinh điển trên sân khấu không chỉ công sức tập luyện, tài năng của diễn viên múa mà nó còn là sự lao động hăng say, sáng tạo của những biên đạo múa. Hãy cùng TOP10AZ tìm hiểu TOP 10 biên đạo múa hàng đầu Việt Nam để xem họ tài năng như thế nào nhé!
1Biên đạo múa Trần Ly Ly
Trần Ly Ly hiện nay là một đạo diễn, biên đạo múa và là Q. Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Đây là cái tên quen thuộc với khán giả Việt Nam, bởi Trần Ly Ly xuất hiện khá nhiều trên truyền hình với vai trò là ban giám khảo, biên đạo múa cho thí sinh tham dự các cuộc thi nhảy, múa…
Ly Ly là con nhà nòi nên từ bé đã tiếp xúc và làm quen với nghệ thuật múa. Ngoài thời gian học múa trong nước, Trần Ly Ly còn có thời gian học múa ở nước ngoài. Sở trường múa của chị là múa ballet và múa đương đại. Tham dự nhiều Festival múa đương đại quốc tế, Ly Ly từng giành được giải thưởng Tài năng trẻ Việt Nam.
2NSND Chu Thúy Quỳnh
Chu Thuý Quỳnh là biên đạo múa xuất sắc của Việt Nam. Bà học múa từ năm 1958, sau đó theo đoàn ca múa nhân dân Trung ương đi biểu diễn các chiến trường, cũng như biểu diễn ở nước ngoài. Khi đã ngoài 40, bà quyết định đi học múa cổ điển Ấn Độ, sau tu nghiệp và trở về Việt Nam bà giữ chức Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương, đến năm 1994 giữ chức Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam khoá II…
Chu Thuý Quỳnh là một biên đạo múa tài năng, bà cho ra đời nhiều tác phẩm chất lượng, đạt không ít giải thưởng. Với những đóng góp to lớn Chu Thuý Quỳnh được nhà nước trao tặng nhiều giải thưởng cao quý. Bà nhận danh hiệu NSND năm 1988.
3Đặng Linh Nga
Linh Nga là gương mặt trẻ trong làng múa Việt Nam. Linh Nga là con gái cặp nghệ sỹ múa nổi tiếng Vương Linh – Đặng Hùng. Vì vậy từ nhỏ cô đã có đam mê với nghề múa. Cô được bố mẹ gửi đi học múa ở Trung Quốc, khi trở về Việt Nam cô nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình bằng những vũ khúc tuyệt vời và được phong tặng nghệ sỹ ưu tú khi mới 29 tuổi.
Hiếm có biên đạo múa nào nổi tiếng và được săn đón của giới truyền thống như Linh Nga. Cô thường xuyên làm gương mặt đại diện cho các thương hiệu đắt giá, cũng thường xuyên xuất hiện trên thảm đỏ, là nàng thơ không thể thiếu trong các show diễn của NTK Đỗ Mạnh Cường.
4Biên đạo múa Tuyết Minh
Tuyết Minh bén duyên với nghệ thuật múa từ nhỏ bởi vì cô sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật. Tuyết Minh bước vào nghề năm 2000 với vở diễn ballet Kẹp hạt dẻ của biên đạo Phillip Cohen, tuy nhiên cái tên Tuyết Minh còn khá xa lạ với công chúng. Một năm sau đó Tuyết Minh đến với cuộc thi Tài năng múa trẻ 2001 thì cái tên Tuyết Minh bắt đầu được người trong nghề chú ý và từ đó sự nghiệp múa của cô cũng có nhiều biến chuyển. Hiện nay, Tuyết Minh đang công tác tại Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
5Nghệ sĩ Tạ Thùy Chi
Sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, Tạ Thùy Chi đã tiếp xúc với nghệ thuật múa từ nhỏ. Bố mẹ có đều là những nghệ sỹ nổi tiếng. Năm 12 cô cùng Linh Nga được nhận học bổng du học tại trường múa Quảng Châu (Trung Quốc). Sau khi tốt nghiệp, Thuỳ Chi không về nước mà tiếp tục học biên đạo múa ở Học viện múa Bắc Kinh.
Trong thời gian học tại Trung Quốc, cô đã đạt nhiều thành tích đạt ngưỡng mộ. Hiện tại, Tạ Thùy Chi đang công tác tại trường múa Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là giảng viên. Với những công hiến cho nghệ thuật múa Việt Nam, cô đã được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sỹ ưu tú.
6Nghệ sĩ múa Đỗ Hải Anh
Đỗ Hải Anh là cái tên quen thuộc với khán giả Việt kể từ khi cô trở thành quán quân cuộc thi Thử thách cùng bước nhảy. Đỗ Hải Anh học múa từ khi mới 3 tuổi và đến nay có đã gặt hái không ít thành công, với vô số giải thưởng danh giá tại các cuộc thi danh tiếng ở nước ngoài.
Ngoài việc theo đuổi những dự án biểu diễn cá nhân, tham gia biên đạo và đạo diễn sân khấu của các chương trình lớn nhỏ trong nước, cô còn mở trường múa cho riêng mình, hợp tác cùng diễn viên Nguyễn Phượng Như Ý và các vũ công khác, cô mong muốn được truyền cảm hứng cho những người có chung đam mê nghệ thuật múa.
7Thái Ly
Thái Ly tên thật là Phạm Đình Thái, (sinh năm 1930-1992), ông là người đặt nền móng cho nghệ thuật múa Việt Nam. Thái Ly còn là giáo sư, nhà lý luận phê bình về múa. Ông là một trong những người góp phần xây dựng nên trường múa Việt Nam (ngay nay là Học viện múa).
Thái Ly để lại cho đời nhiều tác phẩm kinh điển như Đôi bờ, Cánh chim và ánh mặt trời, Katu, Bả Khó… Với những đóng góp cho ngành múa Việt Nam, ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996) và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1984).
8NSƯT Như Bình
NSƯT Như Bình là một trong những diễn viên múa thế hệ đầu tiên của nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Là một diễn viên múa tài năng, sớm bộc lộ khả năng sáng tác nên sau một thời hoạt động tại Việt Nam, ông đã được nhà nước cử đi tu nghiệp tại Học viện Sân khấu quốc gia Matxcơva (Liên Xô cũ). Chăm chỉ học tập, tích luỹ kiến thức Như Bình sớm thành danh, trở thành niềm tự hào trong ngành múa Việt Nam. Trở về nước Như Bình đã dàn dựng nhiều chương trình lớn, đóng góp rất lớn cho nghệ thuật múa nước nhà. Với những cống hiến to lớn ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú.
9Ngô Đặng Cường
Ngô Đặng Cường sinh năm 1949, từng là hiệu trưởng trường múa TP.HCM. Từng theo học biên đạo mua tại Liên Xô, Ngô Đặng Cường là một trong những biên đạo múa lão làng của nghệ thuật múa Việt Nam. Ông từng biên đạo múa cho nhiều tác phẩm và gây được tiếng vang lớn. Ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân và nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
10Ngọc Lan
Ngọc Lan là một biên đạo múa nổi tiếng, chị còn là đại tá quân đội. Hiện nay, chị đang công tác tại Đoàn Văn công bộ đội biên phòng. Ngọc Lan từng tham gia biểu diễn rất nhiều tiết mục. Đội múa của chị phụ trách tham gia nhiều cuộc thi và giành được rất nhiều huy chương vàng và bạc. Nhờ những đóng góp tích cực cho ngành múa chị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân.
Trả lời