TOP 10 chiến lược marketing thất bại ở Việt Nam

TOP 10 chiến lược marketing thất bại ở Việt Nam

25/08/2021

Chiến lược marketing luôn rất quan trọng với bất kì doanh nghiệp nào, dù lớn hay bé. Bởi vì sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự sáng tạo của các sản phẩm càng ngày càng bị thu hẹp, sự thay đổi về công nghệ quá nhanh chóng, khiến cho các công ty luôn phải chú trọng vấn đề marketing một cách bài bản và hợp lý.

Thực tế đã có không ít các thương hiệu lớn “Sẩy chân” ngay tại Việt Nam không chỉ vì kém thực lực, mà chỉ vì chiến lược marketing quá yếu kém. Hãy cùng TOP10AZ điểm danh “TOP 10 chiến lược marketing thất bại ở Việt Nam

1Bphone định vị “quá trớn”

Bphone

Mặc dù BKAV là một phần mềm diệt Virus thành công của Việt Nam và luôn hô hào yếu tố người Việt dùng hàng Việt, nhưng sực thật là mẫu smartphone của BPhone được định vị “quá trớn”. CEO Nguyễn Tử Quảng đã có một chiến lược marketing sai lầm khi đem lên cán cân BPhone là “gã khổng lồ” iPhone của Apple. Điều này vừa khiến Bphone bộc lộ quá nhiều điểm yếu, lại vừa khiến thương hiệu nhận nhiều sự quay lưng từ fan “trái táo”.

2Bia Laser với bài học “bia tươi”

Bia Laser

Tiếp đà thành công với sản phẩm nước tăng lực Number One, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã đầu tư khoảng 200 triệu USD để sản xuất bia tươi đóng chai Laser với định vị “hàng cao cấp” và mức giá cạnh tranh trực tiếp với Tiger và Heineken. Tuy nhiên, chiến lược marketing sai lầm về thông điệp sản phẩm với câu nói “Bia tươi đóng chai đầu tiên có mặt tại Việt Nam” đã khiến người tiêu dùng hiểu lầm nghĩ rằng đây là dòng bia bình dân cho người thu nhập thấp.

3Subway với menu “thất bại”

Subway

Fred DeLuca là “cha đẻ” của thương hiệu sandwich “Toàn cầu” Subway. Thực tế, Subway luôn là một trong những thương hiệu franchise thành công. Ôm tham vọng chinh phục thị trường gần khoảng 98 triệu dân Việt Nam, tuy nhiên Subway lại mãi cứ “ngụp lặn” và không thể giành thị phần ngay cả với KFC hay Lotteria. Sự thất bại đến từ chiến lược Marketing của Subway bởi “bê” nguyên xi menu thức ăn. Tuy nhiên, văn hóa ẩm thực của Việt Nam lại khác biệt so với phương Tây. Ngoài ra, sự cạnh tranh của bánh mì truyền thống Việt Nam là quá khốc liệt.

4Foster's “không hợp gu”

Bia Foster’s

Thương hiệu bia Foster’s là một sản phẩm bia tuyệt vời và là một trong những thương hiệu bia cao cấp hàng đầu. Tuy nhiên ngay từ lúc thâm nhập thị trường, bia Foster’s lại chọn sai thời điểm khi “bung sức” vào đầu thế kỉ 21 – thời điểm khi đó kinh tế người Việt Nam còn thấp. Điểm sai lầm lớn nhất đến từ chiến lược marketing với câu slogan “bia phong cách Úc” khiến người Việt không thấy mặn mà. Sau 10 năm, bia Foster’s chính thức “biến mất” trên thị trường.

5Dầu gội Feather “thiếu” khác biệt

Dầu Gội Feather

Dầu gội Feather thuộc về tập đoàn Kao – một tập đoàn hóa mỹ phẩm hàng đầu tại Châu Á vào những năm đầu của thế kỉ 21. Kao có mặt tại hầu hết các nước Châu Á, và vươn tầm đến cả Bắc Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, Dầu gội Feather của Kao đã nhanh chóng thất bại trước các ông lớn Sunsilk, Pantene, Clear… Lý do đến từ chiến lược marketing kém cỏi, bao gồm công dụng giúp tóc bóng mượt của Feather quá chung chung; thành phần nha đam và hoa đậu biếc thì quá “xa lạ” với người Việt.

6Bia Zorok “sai” kênh phân phối

Bia Zorok

Thương hiệu bia Zorok lạ lẫm “tự tin” bước vào thị trường bia Việt Nam. Bia Zorok là “đứa con” của công ty SABmiller Việt Nam (liên doanh với Vinamilk). Trong đó, nhà máy bia SABmiller đặt tại Bình Dương với công suất 100 triệu lít/năm. Đặc biệt, Bia Zorok sử dụng hình ảnh cựu HLV trưởng đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam – ông Henrique Calisto là đại sứ thương hiệu. Tuy nhiên, sự sai lầm trong chiến lược marketing đến từ sự phụ thuộc tiêu thụ hoàn toàn vào kênh phân phối sữa. Do đó, bia Zorok vẫn không thể vươn mình, và chịu lép vế trước những tên tuổi khác.

7Phúc Long “giả” với “Sống xanh”

Phúc Long

chuỗi thương hiệu trà và cà phê Phúc Long luôn rất được lòng của giới trẻ. Tuy nhiên, trong các chiến dịch marketing từng thành công của “ông lớn” này, vẫn có một “Vết nhơ”. Trong chiến dịch “sống xanh” nhằm nắm bắt trào lưu sống xanh, Phúc Long thực hiện phân loại rác thành mười nhóm nhỏ tại thùng rác cửa hàng trong hệ thống. Tuy nhiên, sự thật vỡ lẽ khi Phúc Long bên dưới thùng rác thực chất chỉ có một chiếc túi đựng “duy nhất” cho tất cả các loại rác.

8Uber thất bại với “đánh nhanh thắng nhanh”

Uber

Uber là một thương hiệu “xe ôm công nghệ” cực kì thành công tại thị trường Mỹ và nhiều thành phố lớn tại châu Âu. Tuy nhiên, câu chuyện của Uber tại thị trường Đông Nam Á thì lại rất khác. Chính thức “chạm vào Việt Nam năm 2014, Uber muốn sử dụng chiến thuật marketing rầm rộ kiểu “đánh nhanh thắng nhanh”. Tuy nhiên, chiến thuật này lại vấp phải rào cản pháp lý “cứng”, sự đối đầu trực diện với xe taxi truyền thống, không chấp nhận thanh toán tiền mặt. Kết quả, Uber đã thất bại trước Grab.

9Gloria Jean’s Coffees chỉ là “giấc mơ Úc”

Gloria Jean’s Coffees

Sau hơn 10 năm gia nhập, cửa hàng cuối cùng của thương hiệu cà phê Gloria Jean’s Coffees tại Việt Nam đã đóng cửa vào  tháng 4 năm2018 vừa qua và chính thức chấm dứt “giấc mơ” thông tính thị trường cà phê Việt Nam. Lý do khiến Gloria Jean’s Coffees thất bại là sự “cứng ngắc” trong chính sách nhượng quyền, và menu thức uống không đặc sắc với một đất nước quá độc đáo về cà phê.

10AirAsia lỡ chuyến bay vì “thiếu luật”

AirAsia

AirAsia là một hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng với trụ sở ở Kuala Lumpur, Malaysia. AirAsia từng là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất trên thế giới năm 2009 do Skytrax bình chọn. Tuy nhiên, câu chuyện của AirAsia lại khá “bấp bênh” với ba lần đều không thành. Lần đầu tiên là do không đáp ứng được điều kiện liên doanh góp vốn, lần thứ hai vì chính phủ không cấp phép thành lập hãng hàng không mới, và thứ ba là bởi sự trục trặc từ đối tác Vietjet Air.

Bosco 193

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *