TOP 10 Kim Loại Đắt Nhất Thế Giới
Khi nhắc đến những kim loại đắt đỏ và xa xỉ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vàng. Tuy nhiên trong thực tế ngoài vàng thì cũng có nhiều kim loại cũng đắt không kém thậm chí đắt hơn vàng mà có thể bạn không biết. Chúng đắt đỏ là bởi vì chúng vừa khan hiếm lại vừa có giá trị sử dụng cao. Nếu tò mò về những loại kim loại đó thì hãy cùng TOP10AZ tìm hiểu về TOP 10 kim loại đắt nhất Thế giới ngay sau đây nhé!
1Indi (Indium)
Indi được phát hiện năm 1863 bởi 2 nhà hóa học người Đức là Ferdinand Reich và Hieronymous Theodor Richter. Đặc tính của indi là mềm, dễ uốn và dễ nóng chảy, nó là kim loại không độc hại. Indi là kim loại khá hiếm và nó có nhiều công dụng quan trọng, và ứng dụng gây sốt của indi là dùng để tạo ra các điện cực trong suốt dùng trong các màn hình tinh thể lỏng (LCD) vào năm 1992.
2Bạc
Bạc là một loại có tính dẫn điện cực tốt tuy nhiên vì giá thành đắt đỏ nên nó không được dùng để làm chất dẫn điện. Với đặc tính mềm dẻo, dễ uốn, có màu trắng bóng ánh kim bạc trở thành một kim loại quý giá. Có giá trị lâu dài, ngày xưa chúng được đúc thành tiền xu để trao đổi mua bán, chúng cũng được dùng để làm đồ trang sức và làm nhiều đồ dùng khác trong gia đình.
3Rheni
Đây là một trong những kim loại rất hiếm, khó tìm và rất khó phân tích. Rheni được phát hiện vào năm 1925 tại Đức nên tên của nó được đặt theo sông Rhein của Đức. Vì nhu cầu sử dụng cao lại khan hiếm nên Rheni trở thành một loại kim loại đắt đỏ nhất thế giới. Có khi giá của nó lên tới 12.000USD mỗi kilogam. Rheni được dùng làm chất xúc tác trong công nghiệp hoá chất
4Paladi
Paladi được William Hyde Wollaston phát hiện năm 1803 đây là một trong những kim loại hiếm và đắt đỏ, chúng có màu trắng bạc và bóng. Paladi được sử dụng nhiều trong chế tạo các đồ điện tử như máy tính, điện thoại di động, tụ điện gốm nhiều lớp, mạ hợp thành, tiếp điểm điện áp thấp, và ti vi SED/OLED/LCD; Ngoài ra, người ta còn sử dung palani trong lĩnh vực y học, trong công nghệ in ảnh. Paladi là kim loại thường được dùng để tạo hợp kim với vàng trong sản xuất vàng trắng.
5Osimi
Osimi đươc phát hiện vào năm 1803 bởi Smithson Tennant, đây là một trong những nguyên tố đậm đặc và đắt đỏ nhất trên trái đất. Trong nhóm platin (PGM), Osimi được cho là chất chịu nhiệt tốt nhất, khi ở trạng thái rắn chắc, osimi có một màu trắng hơi xanh tương tự như kẽm và vững bền với các axít. Thời điểm năm 2010 giá của 1kg osimi là lên tới 12.700USD.
6Iridium
Vì là kim loại hiếm nhất hành tinh nên Iridi cũng là kim loại đắt đỏ nhất hành tinh. Iridium thuộc nhóm platin (PCM) chúng có đặc điểm là cứng, có màu trắng. Iridi được phát hiện năm 1803 tại Anh bởi Smithson Tennant (cùng năm ông phát hiện ra Osimi). Iridium được tìm thấy nhiều ở khu vực Nam Phi, và giá trung bình của nó vào khoảng 13.500USD/kg.
7Ruthenium
Ruthenium được phát hiện năm 1844 bởi nhà khoa học người Nga Karl Klaus.
Rutheni được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện tử. Giá của kim loại này vào khoảng 14.500USD/kg vào thời điểm năm 2009.
8Vàng
Vàng xuất hiện từ thời đồng đá, nhiều đồ vật làm từ vàng được phát hiện tại Balkan từ thiên niên kỷ 4 trước công nguyên. Trong khi đó những chiếc mũ vàng và đĩa Nebra xuất hiện ở Trung Âu từ thiên niên kỷ 2 trước Công Nguyên tại Thời đồ đồng. Đặc điểm của vàng là mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, chiếu sáng. Khi nguyên thành khối chúng có màu vàng nhưng khi cắt nhuyễn chúng có màu đen, hồng ngọc hay tía. Vàng được dùng nhiều trong ngành trang sức, được đúc thành tiền kim loại để trao đổi tiền tệ giữa con người với con người.
9Bạch kim ( Platinum)
Bạch Kim là loại kim loại quý hiếm và xa xỉ, chúng cũng thuộc nhóm kim loại đắt nhất thế giới. Đặc điểm của bạch kim là khó bị ăn mòn, có màu trắng xám, nhiệt độ nóng chảy lên đến 3215 độ F. Bạch kim được sử dụng nhiều trong ngành hoá lọc dầu, màn hình LCD, kính mắt, thuốc chống ung thư, sơn, ổ đĩa cứng, cáp sợi quang và chất nổ. Thời điểm năm 2009, giá của bạch kim vào khoảng gần 40.000USD/kg.
10Rodi (Rhodium)
Rodi được tìm thấy vào năm 1803 bởi William Hyde Wollaston (sau khi ông tìm ra palladium). Đây là loại kim loại rất khan hiếm chính vì thế giá của nó cũng rất đắt đỏ, vào năm 2008, rodi đặt trên 10.000USD/oz. Rodi được tìm thấy chủ yếu ở Nam Phi, ngoài ra còn có Nga và Canada. Bạn có thể hình dung mức độ khan hiếm của loại kim loại này là một tấn vỏ trái đất chỉ chứa khoảng 0.001g kim loại này.
Trả lời