TOP 10 ngôi chùa linh thiêng nên đi ở miền Bắc

TOP 10 ngôi chùa linh thiêng nên đi ở miền Bắc

09/10/2021

Người miền Bắc cực kì thích đi chùa vào những dịp lễ lộc lớn (như Tết Nguyên Đán) vì muốn cầu may mắn, hạnh phúc đến cho bản thân và gia đình. Lâu dần theo thời gian, việc đi chùa đã trở thành một nét văn hóa rất đẹp với người miền Bắc nói riêng và cả người Việt Nam nói chung.

Ở miền Bắc thì có rất nhiều ngôi chùa linh thiêng, và mỗi ngôi chùa đều có những vẻ đẹp riêng. Điểm chung của những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng có lẽ là sự bề thế và truyền thống lâu đời. Hãy cùng TOP10AZ điểm qua “TOP 10 ngôi chùa linh thiêng nên đi ở miền Bắc

1Chùa Hương (Hà Nội)

Chùa Hương (Hà Nội)

Lễ Hội chùa Hương là một lễ lớn, và thường diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến cả tháng 3 âm lịch. Nếu từng một lần có dịp hành hương đến ngôi chùa này trong những ngày đầu năm, thì bạn chắc chắn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với dòng suối Yến thơ mộng, lơ đễnh với cảnh núi non trùng điệp, tâm trí trở nên bình yên lạ thường. Một sự kiện thú vị tương truyền rằng đây là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tu hành.

2Chùa Yên Tử (Quảng Ninh)

Chùa Yên Tử (Quảng Ninh)

Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi thiêng Yên Tử. Theo lịch sử ghi rằng, đỉnh Yên Tử đã trở thành trung tâm của Phật giáo bởi sự kiện tu hành của vua Trần Nhân Tông và sự thành lập giáo phái Phật giáo với tên gọi Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa Yên Tử vinh hạnh được Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi nằm ở độ cao nhất cả nước Việt. Do đó, cứ mỗi độ xuân thì nhiều người chọn đi hành hương đến Yên Tử để cầu an.

3Chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Chùa Bái Đính nằm trên núi Bái Đính, cách cố đô Hoa Lư về phía Tây Bắc, và cách thành phố Ninh Bình khoảng hơn chục cây số. Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng gần 550 ha và có hai khu bao gồm khu chùa Bái Đính cổ, và khu chùa Bái Đính mới. Không chỉ là một điểm hành hương của hàng vạn phật tử mỗi năm, chùa Bái Đính còn có tổng thể tiêu biểu cho kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam, và đặc biệt có những công trình đồ sộ. Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra tưng bừng vào mùa xuân, diễn ra từ ngày đầu tết cho đến hết tháng 3.

4Chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

Chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

Chùa Tây Thiên tọa lại tại vùng đất thiêng, thuộc dãy Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Khu vực này là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Nếu một lần từng có dịp hành hương đến Chùa Tây Thiên, thì hẳn bạn sẽ ấn tượng trước cảnh sắc thiên nhiên thanh bình và ngoạn mục như chốn bồng lại tiên cảnh. Mỗi năm, hàng ngàn người từ mọi nơi đã đến đây hành hương để cúng bái cầu an và tài lộc.

5Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh)

Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh)

Nếu có dịp ghé Quảng Ninh và thăm chùa Yên Tử, thì bạn cũng đừng bỏ qua dịp ghé chùa Ba Vàng. Chùa Ba Vàng thuộc địa phận Uông Bí. Chùa Ba Vàng được xây dựng cách đây hơn hàng trăm năm, từ triều vua Lê Dụ Tông. Kiến trúc của chùa mang vẻ đẹp tiêu biểu cho những ngôi chùa Bắc Bộ, và nổi tiếng với chính điện lớn nhất Việt Nam. Tương truyền rằng, giếng nước ở ngôi chùa này rất thiêng, và nếu ai may mắn uống được ngụm nước thì sẽ luôn khỏe mạnh. Chắc chắn, không khí bình yên và thanh tịnh nơi đây sẽ làm cho du khách cảm thấy thư thái.

6Chùa Một Cột (Hà Nội)

Chùa Một Cột (Hà Nội)

Có lẽ nếu khi nhắc đến thủ đô, thì không thể bỏ qua hình ảnh của Chùa Một Cột vốn rất nổi tiếng trong thơ văn, nhạc họa. Chùa Một Cột có tên gọi khác là Diên Hựu Tự, ý nghĩa là chùa như một đóa sen đang nở trên mặt hồ bình yên. Thực tế không thu hút người dân Hà Nội, mà ngay cả khách du lịch cũng chọn chùa Một Cột làm nơi hành hương trong dịp đầu tết Nguyên Đán. Chắc chắn, vẻ đẹp cổ kính và yên bình sẽ giúp người đến thăm có được những phút giây thư thái, tưởng như lạc bước vào cõi Phật.

7Chùa Tam Chúc (Hà Nam)

Chùa Tam Chúc (Hà Nam)

Chùa Tam Chúc thuộc tỉnh Hà Nam, và cách thành phố Hà Nội chưa đến trăm cây số. Chùa Tam Chúc là một quần khu quần thể chùa chiền nổi tiếng, tổng diện tích ước tính hơn 500ha. Chùa Tam Chúc có một vị thế khá đặc biệt, ví như câu “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh”. Ý nghĩa rằng ba mặt của chùa được bao bọc bởi dãy núi thất tinh hình tay ngai, còn trước mặt là hồ Tam Chúc với sáu quả núi Lục Sơn Thủy. Chùa Tam Chúc còn nổi tiếng với vườn cột kinh chứa khoảng 1000 cột đá, và ba bức tượng Phật Tổ to lớn được đúc bằng đồng đen.

8Chùa Keo (Thái Bình)

Chùa Keo (Thái Bình)

Chùa Keo tọa lạc trên bờ sông Thái Bình, thuộc làng Keo (nay là xã Duy Nhất) tỉnh Thái Bình. Dân địa phương còn gọi ngôi chùa ở Thái Bình là Keo trên nhằm phân biệt với chùa Keo dưới ở Nam Định. Kiến trúc chùa Keo được xây dựng từ thời vua Lê Trung Hưng theo lối “Nội công ngoại quốc”. Không chỉ có qui mô rộng lớn vào hàng bậc nhất, mà Chùa Keo Thái Bình còn chứa đựng nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

9Chùa Dâu (Bắc Ninh)

Chùa Dâu (Bắc Ninh)

Chùa Dâu tọa lại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, và chỉ cách trung tâm Bắc Ninh khoảng hơn hai mươi cây số. Chùa Dâu còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, hoặc Thiền Đình tự. Lễ hội chùa Dâu diễn ra vào tháng tư âm lịch hàng năm, với ý nghĩa là cầu cho mưa thuận gió hòa. Vốn là một trong những lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng bằng và Trung du Bắc bộ, nên sự kiện luôn thu hút hàng chục ngàn người từ khắp nơi về chảy hội.

10Chùa Trấn Quốc (Hà Nội)

Chùa Trấn Quốc (Hà Nội)

Chùa Trấn Quốc luôn là một trong những điểm hành hương ưa thích của người miền Bắc rong dịp Tết Âm lịch. Chùa tọa lạc tại một hòn đảo ở phía Nam của Hồ Tây. Chùa Trấn Quốc có tên đầu là chùa Khai Quốc, và xây dựng vào thời Tiền Lý. Chùa Trấn Quốc thuộc hệ phái Bắc tông, và còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát với giá trị lớn được đặt chủ yếu ở Thượng điện.

Bosco 193

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *