TOP 10 Người Phụ Nữ Quyền Lực Nhất Việt Nam

TOP 10 Người Phụ Nữ Quyền Lực Nhất Việt Nam

18/06/2021

Phụ nữ Việt Nam thường được ngợi ca với những nét đẹp truyền thống công dung ngôn hạnh. Trong chiến tranh họ là những người phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà. Trong thời bình, họ sử dụng trí tuệ, sự khéo léo của người phụ nữ chứng tỏ bản lĩnh trên thương trường, chiến trường kinh tế hay chiến trường chính trị. Không ít phụ nữ Việt Nam được báo chí khen ngợi, được các tạp chí vinh danh trong những người phụ nữ quyền lực nhất. Hôm nay TOP10AZ sẽ giới thiệu đến bạn TOP 10 người phụ nữ quyền lực nhất Việt Nam nhé.

1Mai Kiều Liên

Bà Mai Kiều Liên được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á và là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất Việt Nam. Bà Liên hiện nay đang giữ chức Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Là một người phụ nữ tài giỏi và quyết đoán, bà Liên đã lèo lái và đưa công ty sữa Vinamilk ngày một vững mạnh, trở thành một công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam. Bà Liên cũng từng tham gia chính trị Bà từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII.

2Cao Thị Ngọc Dung

Giống như bà Mai Thị Kiều Liên, bà Cao Thị Ngọc Dung cũng từng được bình chọn là một trong những doanh nhất quyền lực nhất Châu Á. Bà được biết đến vai trò là chủ tịch HĐQT kiêm CEO công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Đây là doanh nghiệp trang sức hàng đầu nước ta với 160 cửa hàng nữ trang có mặt ở Châu Âu, Mỹ, Úc..Bà cũng nằm trong bộ máy lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp như Ngân hàng Đông Á, Cty Đại ốc Đông Á… Tổng khối tài sản của công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận lên đến 2 500 tỷ đồng.

cao-thi-ngoc-dung-News.timviec.com.vn

3Chu Thị Thanh Hà

Chu Thị Thanh Hà hiện nay là Chủ tịch HĐQT FPT Telecom. Bà Hà sinh năm 1974, từng tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân. Bà đầu quân cho Công ty Cổ phần FPT với vị trí trợ lý giám đốc. Trong thời gian đi làm bà cũng tranh thủ lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Hawaii, Manoa, Mỹ vào năm 2006. Là một người phụ nữ tài giỏi và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của FPT, sau một thời gian làm việc tại FPT bà được bổ nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc FPT và sau đó là Chủ tịch FPT Telecom. Hiện nay bà Hà đang nắm giữ 26.132 cổ phiếu FOX và 17.869 cổ phiếu, ước tính giá trị cổ phiếu khoảng 3,09 tỷ đồng.

4Nguyễn Thị Kim Ngân

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là chủ tịch Quốc Hội của nhà nước Việt Nam. Bà là một trong những người phụ nữ có quyền lực về mặt chính trị. Bà Ngân sinh năm 1954 tại tỉnh Bến Tre, có bằng thạc sỹ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng, cử nhân chính trị. Trước khi trở thành Chủ tịch Quốc hội Việt Nam bà đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước Việt Nam như: Phó giám đốc Sở Tài chính Bến Tre, Giám đốc Sở Tài chính; Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương; Phó chủ tịch Quốc hội; uỷ viên Bộ chính trị…. Hiện nay bà đã nghỉ hưu.

5Nguyễn Phương Nga

Bà Nguyễn Phương Nga sinh năm 1963 tại Hà Nội, từng tốt nghiệp Đại học Quan hệ Quốc tế Matxcơva (MGIMO) năm 1987. Bà Nga được biết đến là một người phụ nữ vô cùng tài giỏi. Bà từng là chuyên viên của Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Tham tán của Đại sứ quán Việt Nam Vương quốc Bỉ, Luxembourg và phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hiệp châu Âu (EU); Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí và là Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam. Bà từng được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và là nữ Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Từ năm 2014 bà được cử làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền, Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Có thể nói bà Nguyễn Thị Phương Nga là một người phụ nữ đầy quyền lực trong ngành ngoại giao nói riêng và trong giới chính trị nói chung.

6Lê Thị Thu Hằng

Bà Lê Thị Thu Hằng sinh năm 1972 tại Hà Nội. Bà từng tốt nghiệp Đại học West England, Vương quốc Anh, thông thạo tiếng Anh và tiếng Nga. Hiện nay bà là người phát ngôn của Bộ ngoại giao. Trước khi trở thành người phát ngôn của Bộ ngoại giao bà Hằng cũng từng trải qua nhiều chức vụ quan trọng khác như: tham tán công sứ ở Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, Vụ trưởng Vụ Thông tin — Văn hóa thuộc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, rồi làm vụ trưởng vụ này.

7Nguyễn Thị Phương Thảo

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một tỷ phú thứ 2 tại Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup. Bà Phương Thảo hiện nay là Chủ tịch Sovico Holdings, Tổng giám đốc Vietjet Air. Bà Thảo từng hcọ kinh tế và tài chính tại Nga, sau đó khởi nghiệp kinh doanh hàng hóa tại Đông Âu và châu Á. Quay về miền nam Bà đầu tư vào ngân hàng, bất động sản và các khu nghỉ dưỡng. Sau đó bà mở hãng hàng không giá rẻ mang tên Vietjet. Thành công của Vietjet đã giúp bà Thảo trở thành tỷ phú Việt Nam và trở thành một trong những phụ nữ quyền lực nhất.

8Thái Hương

Bà Thái Hương sinh năm 1958 từng lọt vào danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á. Hiện nay bà đang giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP sữa TH, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAB), Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á. Bà Hương được xem là người phụ nữ quyền lực của giới tài chính.

9Nguyễn Vân Anh

Bà Nguyễn Vân Anh là người sáng lập và điều hành Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới — gia đình — phụ nữ và trẻ em vị thành niên (CSAGA). Bà là một nhà hoạt động có nhiều đóng góp trong việc đấu tranh vì quyền của phụ nữ, quyền của các nạn nhân bạo lực gia đình, bị buôn bán và quyền của nhóm LGBT. Bà cũng là người sáng lập ra mạng lưới DOVIPNet và GBVnet của Việt Nam và là thành viên của mạng lưới Global Network of Women’s Shelters and Asian Network of Women’s Shelters. Trong suốt những năm hoạt động của mình bà Vân Anh đạt được rất nhiều giải thưởng cao quý.

10Bà Nguyễn Thị Mai Thanh

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh chính là người cuối cùng trong top 10 người phụ nữ quyền lực chúng tôi muốn nhắc đến ngày hôm nay. Bà Thanh hiện nay là CT.HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cơ điện lạnh REE. Bà Thanh từng được Forbes bình chọn là trong danh sách 48 doanh nhân quyền lực nhất Châu Á. Tổng giá trị tài sản của bà Thanh trên sàn chứng khoản vào năm 2018 vào khoảng 851,7 tỷ đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *