TOP 10 phong tục tập quán kỳ lạ của người Việt Nam

TOP 10 phong tục tập quán kỳ lạ của người Việt Nam

19/10/2021

Việt Nam có một nền văn hóa đa dạng và vô cùng độc đáo, bởi vì sự chung sống hòa thuận của 54 dân tộc anh em khác nhau. Do đó, phong tục của các dân tộc thiểu số Việt Nam đem đến nhiều nét kì lạ với bất kì ai từng biết qua.

Thế giới hiện đại đã khiến nhiều thủ tục truyền thống được lược giảm, nhưng hầu hết các nét đẹp của các phong tục đều được bảo tồn, gìn giữ và được áp dụng trong nhiều bữa tiệc thờ cúng, dịp lễ quan trọng. Hãy cùng TOP10AZ điểm qua “TOP 10 phong tục tập quán kỳ lạ của người Việt Nam” trong bài viết dưới đây nhé!

1Chuyện bắt vợ của người H'mông

Chuyện bắt vợ của người H’mông

Ở khu vực tỉnh Hà Giang, dân số của người H’mông chiếm đa số với số lượng lên đến hàng trăm ngàn người. Cũng chính vì thế, người H’mông còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình, và đặc sắc trong đó là tục kéo vợ. Thông tục này được áp dụng với các cặp đôi không được “xuôi chèo mát mái”. Cụ thể thì bạn bè của nhà trai sẽ giúp đỡ kéo dâu của nhà gái. Tất nhiên, nhà chàng trai cũng phải mang gà ra làm lễ nhằm thể hiện tình yêu mãnh liệt của đôi trẻ.

2Tiếp khách bằng bát canh rêu đá của người Thái

Tiếp khách bằng bát canh rêu đá của người Thái

Có thể nói rằng Việt Nam ẩm thực vô cùng phong phú, trong đó có tồn tại một tục lệ ẩm thực kì lạ, chính là bát canh rêu đá của người Thái. Món ăn này được dùng để tiếp khách quý cùng với măng chua, thịt gác bếp trong các dịp lễ quan trọng. Rêu đá xuất hiện nhiều vào lúc chớm thu khoảng tháng ba âm lịch và được sử dụng ngay vì nhanh hỏng. Rêu đá có thể dùng cho nước luộc gà và canh xương, hoặc các món như rêu đá nướng, nộm rêu đá.

3Chuyện khóc trâu của người Cơ Tu

Chuyện khóc trâu của người Cơ Tu

Người Cơ Tu chủ yếu sinh sống trên dãy núi Trường Sơn, và có dân số khá đông vào hàng chục ngàn người. Lễ đâm trâu thường được diễn ra vào mỗi mùa lúa thắng lớn. Cụ thể màn khóc trâu diễn ra và trước ngày đâm trâu. Đêm tối đó cả làng múa hát vui vẻ đến khuya còn người già thường thức đến sáng để tế và khóc trâu. Thông tục này nhằm nói lên sự thương tiếc của một con trâu khi làm vật hiến sinh cúng Yàng.

4Củi hứa hôn của người Giẻ Triêng

Củi hứa hôn của người Giẻ Triêng

Củi hứa hôn là vật bắt buộc phải có nếu như một cặp đôi trai gái người Giẻ Triêng muốn kết vợ chồng với nhau. Cụ thể, nếu cô gái ưng ý chàng trai nào đó, thì cô nàng phải lặn lội lên rừng thiêng và tìm những cây gỗ tốt nhất. Sau đó, cô phải đốn với kích thước bằng nhau, sau đó phơi khô và xếp ngay ngắn ở đầu nhà, hoặc trước sân. Không chỉ vậy, mà cô còn phải mang hàng chục bó củi đến gia đình nhà chồng. Bù lại, nhà trai lại làm thịt hàng chục con chim để thết đãi nhà gái, và tặng cả quần áo mới.

5Lễ hội “Già sợ da” của người Xá Phó

Lễ hội “Già sợ da” của người Xá Phó

Lễ hội Già sợ da (lễ mừng cơm mới) của người Xá Phó, được tổ chức hàng năm vào khoảng từ tháng 8 hoặc tháng 10 âm lịch. Mục đích của lễ nhằm cầu bình yên cho bản làng và mùa màng bội thu. Đồng bào Xá Phó cùng nhau vui chơi, ăn uống linh đình nhằm hân hoan chào mừng một mùa vụ bội thu. Ngoài ra, các trò chơi dân gian, những tiết mục văn hóa văn nghệ cũng được diễn ra. Trong đó, có các tiết mục tiêu biểu như núa xòe kết hợp với kèn ma nhí, thổi sáo cúc kẹ bằng mũi, và cả Múa sạp.

6Thổi sáo trong chợ tình Sapa

Thổi sáo trong chợ tình Sapa

Sapa không chỉ nổi tiếng bởi các điểm du lịch đặc sắc, mà còn ở cả văn hóa độc đáo. Trong đó, chợ tình Sapa là một điểm thu hút thú vị. Cụ thể vào cuối tuần, các phiên chợ ở Sapa thường rất náo nhiệt, một phần lớn là vì tiếng khèn sáo của người địa phương nhằm mong muốn tìm bạn tình. Theo thời gian, nét đẹp chợ tình đã mất đi vẻ đẹp vốn có, nhưng chợ tình vẫn có nhiều điểm hấp dẫn. Ngoài ra, tiếng khèn cũng là một sự giải trí đối với người bản địa.

7Tục ra gà ở xã Chu Hóa

Tục ra gà ở xã Chu Hóa

Thật ra, tục ra gà mang ý nghĩa may mắn cho các bé trai sinh trong năm và tồn tại từ thời phong kiến. Hiện nay, Làng Thượng và làng Hạ đang duy trì và bảo tồn tập tục ra gà ý nghĩa này. Khác với thời phong kiến, khi tục ra gà vào ngày mùng năm tết được tổ chức rất công phu, Ngày nay thì các gia đình chỉ chọn con gà trống to cỡ để cúng và mời anh em nội tộc đến ăn mừng. Ý nghĩa của tập tục này nhằm nhấn mạnh về chuyện cội nguồn tổ tiên.

8Xăm cằm của người Mảng

Xăm cằm của người Mảng

Xăm cằm của người Mảng là một tục lệ độc đáo và đầy ý nghĩa. Tục lệ này bắt nguồn từ thời xa xưa, khi đó người Mảng có tục lệ xăm cằm cho các thanh niên nhằm đánh dấu sự trưởng thành của họ. Ý nghĩa của tục xăm cằm ý muốn nói người được xăm sẽ có sự che chở bởi sức mạnh của đấng tối cao. Ngoài ra, người được xăm cằm luôn cảm thấy tự hào vì bắt đầu có tiếng nói trong cộng đồng và dòng tộc.

9Ăn trộm lấy may của người Lô Lô

Ăn trộm lấy may của người Lô Lô

Dù ăn trộm được xem là hành vi phạm pháp, nhưng với người dân tộc Lô Lô ở Hà Giang, thì đây lại là một tập tục tốt lành vào dịp chuyển giao năm mới. Cụ thể nếu người tộc Lô Lô có thể ăn trộm bất kì thứ gì vào thời khắc khắc giao thừa thì tin là sẽ gặp nhiều điều tốt lành vào năm mới. Tất nhiên, ăn trộm đây là đúng nghĩa đen khi lén lút. Nhưng đây chỉ là một tập tục vui vì họ chỉ ăn trộm chỉ chủ yếu ăn trộm lấy may, và chỉ chọn những thứ không giá trị như rau củ.

10Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn

Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn

Nhảy lửa là lễ hội truyền thống quan trọng của người Pà Thẻn tại tỉnh Hà Giang, thường được tổ chức vào giữa tháng 10 Âm lịch hàng năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Lễ nhảy lửa gắn liền với lễ truyền nghề thầy cúng (theo tiếng Pà Thẻn là “Póc Quơ”), diễn ra theo từng họ, và ngày nay thì bất kì thanh niên trong làng đều có thể tham gia. Lễ hội chính thức được bắt đầu vào khoảng 8 giờ tối, và là một lễ hội độc đáo với nhiều nét kì ảo và huyền bí.

Bosco 193

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *