TOP 10 quy tắc ăn cơm lịch sự cần biết

TOP 10 quy tắc ăn cơm lịch sự cần biết

02/10/2021

Có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở”, do đó quy tắc ăn uống thực sự rất quan trọng, đặc biệt là những nước Á Đông như Việt Nam. Thực tế, nếu bạn biết cách giữ lịch sự khi ăn uống chung thì không chỉ ghi điểm với người lớn tuổi, tạo dấu ấn với đối tác mà còn thể hiện nhân cách tốt của bản thân.

Tuy nhiên, với những đứa trẻ Gen Z hiện đại thì không được tiếp cận nhiều quy tắc ăn uống, và đôi lúc sự “tự nhiên như ở nhà” lại tạo ấn tượng xấu với những người lạ. Hãy cùng TOP10AZ điểm qua “TOP 10 quy tắc ăn cơm lịch sự cần biết” trong bài viết dưới đây!

1Chờ xếp vị trí trước khi ngồi

Chờ xếp vị trí trước khi ngồi

Có câu “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” nên bạn không nên tùy tiện ngồi vào bàn mà không quan sát. Người Việt Nam luôn đặt tất cả các món ăn ở vị trí trung tâm của bàn ăn để mọi người có thể tiếp cận được, nên bạn cũng không cần quá lo lắng bị mất phần. Bạn nên chờ đợi “người chủ trì” hướng chỗ ngồi phù hợp cho bạn. Đặc biệt những bữa ăn cơm lễ, thì vị trí được phân bổ cho mỗi người dựa trên sự khác biệt về tuổi tác và mối quan hệ.

2Để người lớn tuổi nhất bắt đầu trước

Để người lớn tuổi nhất bắt đầu trước

Quy tắc ăn cơm của ngươi Việt cũng phải bày tỏ sự kính trọng đối với bậc cao niên. Ở Việt Nam, nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà, do đó, việc thể hiện sự kính trọng, quan tâm và lễ phép của bạn đối với người cao tuổi là vô cùng cần thiết. Do đó, cho dù mâm cơm đã được dọn sẵn và ai cũng vào vị trí, thì bạn cũng nên “mời” người lớn tuổi bắt đầu trước.

3Chuyền bát của bạn bằng cả hai tay

Chuyền bát của bạn bằng cả hai tay

Trong bữa ăn, hãy đảm bảo rằng bạn dùng cả hai tay để chuyền bát cho người khác. Khi bạn muốn một phần ăn thứ hai hoặc thứ ba, hãy chân thành yêu cầu “chủ nhà”, sau đó đưa bát của bạn cho họ và nhớ nói ‘Cảm ơn’. Nếu bạn đưa bát bằng một tay, thì điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng. Tất nhiên, bạn không muốn mình bị người khác đánh giá thấp là thiếu giáo dục đúng không nào?

4Không cắm đũa thắng đứng vào bát

Không cắm đũa thắng đứng vào bát

Đũa được sử dụng để gắp thịt và rau từ các món ăn chung sang bát của bạn. Vị trí của đôi đũa là nằm ngay ngắn trên cùng của bát. Do đó, nếu bạn đặt đũa thẳng đứng trên bát cơm được coi là hành động thiếu tôn trọng ở Việt Nam vì nó trông giống như bát hương trên bàn thờ. Ngoài ra, đừng bao giờ gõ đũa vào thành bát. Điều này đồng nghĩa với việc mang lại những điều xui xẻo và nghèo khó cho gia đình.

5Không lật cá trên đĩa

Không lật cá trên đĩa

Nếu bạn đang đến thăm một vùng ven biển của Việt Nam, hãy thực hiện quy tắc này một cách nghiêm túc, đó chính là không lật cá trên đĩa. Việc lật đĩa cá được coi là một tín hiệu không may mắn, giống như hình ảnh lật tàu của ngư dân. Để có thể ăn hết con cá, thì bạn hãy dùng đũa gỡ hết phần xương cá ra, rồi cứ thế tiếp tục ăn mặt còn lại. Nếu bạn không quen làm điều này, hãy nhờ chủ nhà giúp!

6Không chĩa đũa vào ai

Không chĩa đũa vào ai

Đũa là món đồ “phải có” trong bữa ăn, nhưng bạn không nên dùng đũa quơ tùy tiện vào người khác. Thực là bất lịch sự khi bạn chĩa đũa của mình vào người khác trong bàn ăn. Đừng mắc phải sai lầm này trừ khi bạn muốn làm buồn lòng chủ nhà. Nếu bạn không quen dùng đũa, hãy nhờ chủ nhà cho muỗng hoặc nĩa (nếu cần).

7Không “bới” sâu vào món ăn

Không “bới” sâu vào món ăn

Ở Việt Nam, việc “bới” sâu vào món ăn để tìm kiếm phần ngon, chẳng hạn như đùi và cánh gà, khi chọn đồ ăn từ các món ăn chung là một việc làm thô lỗ, cũng như thể hiện bạn là kẻ “phàm ăn”. Hành động này được coi là ích kỷ và không nghĩ đến người khác, là điều cấm kị tại Việt Nam. Khi bạn là khách, chủ nhà chắc chắn sẽ cho bạn những món ngon trên món ăn, vì vậy không cần phải đào bới tìm kiếm.

8Không ăn trực tiếp từ các món chung

Không ăn trực tiếp từ các món chung

Đây là một trong những cách cư xử quan trọng nhất của Việt Nam trên bàn ăn. Với những món như đồ xào, đồ kho, thì bạn cần nhớ gắp thức ăn từ các dĩa dùng chung vào bát của bạn trước rồi mới ăn. Không đưa thức ăn trực tiếp vào miệng vì như thế rất mất lịch sự. Ngoài ra, các món ăn như canh, súp, lẩu thì bạn nên dùng muỗng chung để múc đồ ăn vào chén của mình, rồi dùng muỗng cá nhân nhằm giữ vệ sinh.

9Ở lại đến cuối bữa ăn

Ở lại đến cuối bữa ăn

Việc rời khỏi bàn ăn quá sớm là không lịch sự vì người khác có thể nghĩ rằng bạn không muốn nói chuyện với họ. Do đó, hãy thể hiện sự tôn trọng của bạn bằng cách ở lại và nói chuyện với người khác khi bạn ăn xong; cũng như giúp chủ nhà chuẩn bị món tráng miệng. Thực tế việc ăn quá nhanh cũng khiến bạn để lại ấn tượng xấu và không tốt cho bao tử. Tốt nhất cứ vừa ăn vừa quan sát chủ nhà để “theo kịp tiến độ”!

10Nói lời cảm ơn với chủ nhà sau bữa ăn

Nói lời cảm ơn với chủ nhà sau bữa ăn

Đừng chỉ ăn xong rồi “phủi mông” đứng dậy ra về, mà hãy nói với chủ nhà rằng bạn hài lòng với bữa ăn, đồng thời khen ngợi sự tận tâm và khéo léo của họ. Hành động này thể hiện sự đánh giá cao của bạn với công sức của người chủ. Ngoài ra, bạn nên đề nghị được phụ dọn dẹp, và mặc dù họ không cho phép bạn làm việc đó nhưng chủ nhà sẽ cảm thấy vui vẻ về sự chia sẻ này.

Bosco 193

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *