TOP 10 thói quen xấu của người Việt Nam
Ông bà có câu “tốt khoe xấu che”, thế mà người Việt Nam ta đôi lúc có những cái tật xấu cố hữu dù biết nhưng vẫn cứ cố chấp không thay đổi. Theo thời gian, một vài cái tật xấu đã trở thành một căn bệnh “kinh niên” khó lòng chữa nổi.
Tuy nhiên, nhờ vào sự phát triển kinh tế và giáo dục mà càng ngày người Việt Nam càng hạn chế các tật xấu này. Tất nhiên, nếu bạn muốn trở thành một người thành công với đam mê hoặc muốn làm việc ở các công ty nước ngoài, thì hãy bỏ ngay “TOP 10 thói quen xấu của người Việt Nam” trong bài viết dưới đây của TOP10AZ
1Giờ cao su
Đi muộn hoặc trễ giờ thực sự là một căn bệnh khó chữa của rất nhiều người Việt. Có câu “thời gian là vàng bạc”, thế nhưng một vài người lại không ý thức về điều này mà sẵn sàng đến trễ giờ hẹn, trễ giờ làm với những cái lý do rất ư là “kinh điển” như kẹt xe, bể bánh xe, không bắt được xe buýt/taxi. Gợi ý rằng bạn có thể chỉnh giờ đồng hồ cá nhân chạy sớm hơn để đến kịp giờ.
2Tư tưởng thụ động
Tư tưởng thụ động là một phần đến từ truyền thống giáo dục Á Đông kiểu “đọc ghi chép” từ ngày xưa. Các nước phương Tây chú trọng lối học cởi mở và rất chú trọng tư duy phản biện, do đó họ luôn có những sự phát triển ở bất kì vấn đề nào. Để có thể bỏ đi thói quen này, thì bạn nên tập phản biện, đưa ra các câu hỏi tại sao và không ngần ngại thể hiện quan điểm riêng trong vấn đề.
3Mê Tây sính ngoại
Sính ngoại là một thói quen xấu khi nhiều người Việt cứ thích xài hàng ngoại nhập, chọn trường quốc tế hoặc mong muốn lấy người Tây để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngày xưa khi nước Việt vẫn còn yếu kém về kinh tế hoặc sản xuất thì các đồ nhập được ưa chuộng, tuy nhiên bây giờ đất nước Việt đã phát triển với không thiếu các sản phẩm “chuẩn quốc tế” như thương hiệu xe hơi Vinfast. Do đó, hãy dần dần thay đổi thói quen để ủng hộ “hàng Việt Nam chất lượng cao”.
4Quá mê tín
Người Việt Nam thực sự mê tín quá mức, ví dụ như khi thi cử thì chỉ ăn chè đậu đỏ không ăn chuối, đi xem bói thì tin tưởng vào lời của thầy hơn hạnh phúc cá nhân, mấy ngày lễ thì cúng kiếng linh đình tốn kém quá mức. Có thể nói tín ngưỡng là một nét đẹp văn hóa, nhưng cái thói quen mê tín dị đoạn thì cực kì tiêu cực. Bạn cần biết rằng sự thành công của một vấn đề thì không chỉ phụ thuộc vào thần linh, hay may mắn mà còn phải nhờ vào nỗ lực thực sự của bản thân.
5Thích buôn dưa lê
Chắc đôi lần bạn cũng thấy những cảnh như chụm đầu tán dóc chuyện phiếm trong giờ làm công sở, chen chúc nhau xem tai nạn bởi tính hiếu kì tiêu cực, hoặc bình luận thiếu suy nghĩ trên mạng xã hội. Tất cả các vấn đề này đến từ việc thói quen xấu, đó chính là Thích buôn dưa lê. Thực tế, thói quen này không chỉ khiến bạn tốn thời gian, mà đôi lúc còn rơi vào tình cảnh “cái miệng hại cái thân”.
6Hành xử tùy tiện theo cảm hứng
Thật khó chấp nhận nhưng tính kỉ luật của người Việt Nam đôi lúc rất tệ. Ví dụ như một nhóm người tụ tập nói chuyện riêng trong giờ hội nghị, sinh viên thì nói chuyện to nhỏ ngay trong giờ giảng dạy, người đi đường thì cứ thích vượt đèn đỏ, chạy xe lên lề/ ngược chiều. Nói đơn giản thì người Việt rất là thích kiểu hành động theo cảm hứng, và điều này chắc chắn khiến bạn gặp thiệt thòi trong công việc hay cả cuộc sống. Hãy tập tính kỉ luật cho bản thân nếu bạn muốn đạt thành công!
7Xả rác bừa bãi
Nếu bạn đã từng đến những nơi du lịch công cộng hoặc tham dự các sự kiện đông người, thì hẳn sẽ thấy một tệ nạn xả rác kém văn minh của rất nhiều người Việt. Đúng vậy, người Việt có rất kém ý thức về giữ vệ sinh chung. Điều này đến từ một phần phụ huynh không dạy trẻ từ khi còn nhỏ, và kiểu người Việt “ai làm sao thì tôi làm vậy” nên cũng xả rác chung. Rất may là ý thức giữ vệ sinh của người Việt đã được cải thiện rất nhiều, và cũng ngày càng nhiều người trẻ tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường xanh.
8Tham lam gây lãng phí đồ ăn
Nếu ai đã từng tham dự các buổi tiệc buffet thì hẵn sẽ thấy chán ngấy trước các bàn ăn đầy thức ăn thừa. Nhiều người Việt cứ thích tham lam khi cố gắng gấp đồ ăn đầy chén dĩa dù biết bản thân không ăn hết, thế rồi lại gây ra thừa mứa. Thực tế, nạn chết vì đói vẫn đang diễn ra trên khắp hành tinh, đặc biệt là ở những nước nghèo. Do đó, bạn cần biết trân trọng về bữa ăn hiện tại, và hạn chế bỏ thức ăn thừa.
9Chỉ muốn làm việc cá nhân, thiếu trách nhiệm
Có câu “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, thế nhưng rất đông người Việt lại chỉ Thích làm việc cá nhân. Thực tế điều này không phải là sai nhưng nếu trong môi trường công sở thì sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, nhiều người lại còn thiếu trách nhiệm cá nhân khi sẵn sàng đùn đẩy trách nhiệm cho bất kì ai trong bất kì vấn đề sai sót nào.
10Thói sĩ diện hão
Cuối cùng, cái thói sĩ diện hão vẫn là một chuyện khó xóa bỏ trong bản chất người Việt. Đó là cái chuyện phải đi học đại học để lấy bằng cấp này nọ, mua quần áo đẹp để tự tin đi làm, hoặc thấy ai có gì thì bản thân cũng phải cố vay mượn tiền để mua cho bằng được. Thực tế, cái thói quen sĩ diện hão chỉ khiến chúng ta rơi vào đường cùng vì cố chọn một cái nghề không hợp với mình, mua sắm những món đồ mà chẳng cần thiết lại quá hao phí.
Bosco 193
Trả lời