TOP 10 Thương Hiệu Việt Bị Thâu Tóm Bởi Nước Ngoài
Với chiêu thức liên doanh, nhiều thương hiệu của Việt Nam đã bị các ông lớn nước ngoài thấu tóm. Bạn có thấy bất ngờ khi những thương hiệu như kem đánh răng P/s, bột giặt viso, băng vệ sinh diana… là của người Việt tạo ra không? Vì nhiều lý do khác nhau, nên nhiều thương hiệu Việt nổi tiếng đã rơi vào tay người nước ngoài. Hãy cùng TOP10AZ tìm hiểu TOP 10 thương hiệu Việt bị thâu tóm bởi nước ngoài ở bài viết sau đây nhé!
1Highlands bán lại cho Jollibee
Highlands Coffee ban đầu thuộc về một người doanh nhân người Mỹ gốc Việt tên là David Thái. Cửa hàng Highlands Coffee được khai trương đầu tiên vào năm 2002 tại TP.Hà Nội và Tp.HCM, sau 7 năm Highlands Coffee đã có tới 80 cửa hàng tại các thành phố lớn.
Tuy công ty Việt Thái Quốc tế làm ăn rất phát đạt, thường xuyên có những thương vụ khủng nhưng sau đó David Thái đã bán lại thương hiệu Highlands Coffee cho Jollibee, tập đoàn đến từ Philippines.Sau đó, Jollibee cũng đưa Highlands Coffee vào chuỗi nhà hàng của mình ngoài thị trường Việt Nam và gây được ấn tượng với thực khách.
2Xmen bán lại cho Marico (Ấn Độ)
Năm 2003, sản phẩm dầu gội đầu X-Men ra đời và nhanh chóng làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam. Với tên gọi khá tây nhiều người nhầm tưởng đó là một sản phẩm của nước ngoài nhưng thực chất nó là sản phẩm do công ty hàng gia dụng quốc tế (ICP) Việt Nam sản xuất. Năm 2011, thương hiệu dầu gội X- men đã được tập đoàn Marico của Ấn Độ mua lại 85% cổ phần ICP từ quỹ ngoại và những nhà sáng lập. Tuy vậy, công ty này vẫn giữ lại toàn bộ nhân sự điều hành. Đến năm 2014 Marico nắm giữ 100% lợi ích và quyền biểu quyết tại ICP.
3Diana bán lại cho Unicharm (Nhật)
Ra đời từ năm 1997, nhiều người vẫn nghĩ Diana là thương hiệu băng vệ sinh của Nhật tuy nhiên thực tế thì thương hiệu băng vệ sinh này là của Công ty Cổ phần Diana, do anh em ông Đỗ Minh Phú và Đỗ Anh Tú thành lập. Thời điểm ra mắt, diana cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm băng vệ sinh Kotex (thuộc Công ty Kimberly-Clark, từ Mỹ), với những nỗ lực không ngừng nghỉ Diana đã dần tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt. Sau này, vì muốn Diana vươn ra thị trường toàn cầu, ông Phú đã quyết định bán nó cho tập đoàn Unicharm (Nhật Bản).
4Kem đánh răng P/S bán lại cho Unilever
P/S là thương hiệu kem đánh răng ra đời từ năm 1975, đây là sản phẩm của công ty P/S. Từ những năm 1988-1993, P/S chiếm 60% thị trường và là thương hiệu kem đánh răng được dùng nhiều nhất. Sau khi kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh khiến cho nhiều doanh nghiệp trong nước lao đao và P/s cũng nằm trong số đó.
Sau khi chấp nhận liên doanh hợp tác với tập đoàn Unilever, công ty hoá phẩm P/s chỉ sản xuất vỏ hộp kem đánh răng không còn sản xuất kem đánh răng nữa. Tuy nhiên, việc sản xuất hộp kem đánh răng của công ty P/s qua nhiều lần vẫn không đáp ứng được yêu cầu Unilever đưa ra. Sau đó, Unilever đã trả một khoản tiền để mua đứt thương hiệu này và công ty P/S đã không còn liên quan đến sản phẩm kem đánh răng mang tên mình.
5Kinh Đô bán lại cho Mondelez International
Xuất phát điểm là một cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ sản xuất bánh Snack, chỉ có 70 công nhân với số vốn đầu tư hơn 1,4 tỷ đồng, CTCP Kinh Đô đã không ngừng phát triển và không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh. Nhiều nhà máy Kinh Đô mọc lên, nhiều sản phẩm chất lượng ra đời từ bánh trung thu, bánh bông lan, bánh mì tươi đến kem, sữa chua…
Các sản phẩm Kinh Đô bắt đầu vươn ra thị trường thế giới kể từ năm 2001. Kinh Đô cũng là doanh nghiệp đầu tiên mua lại nhà máy của một công ty đa quốc gia, đó là nhà máy sản xuất kem Wall’s của Unilever vào năm 2003. Tháng 7/2015, Kinh Đô quyết định gia nhập tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản – Mondelēz International.
6Nguyen Kim bán lại cho Cetral Group (Thái Lan)
Thành lập năm 1996, Nguyễn Kim thành lập cửa hàng chuyên ngành điện tử – điện lạnh đầu tiên tại TP.HCM. Sau đó, Nguyễn Kim tiếp tục mở rộng thị trường ra khu vực phía Bắc, mở Trung tâm của Nguyễn Kim tại Hà Nội.
Từ năm 2012, thị trường điện máy Việt Nam bất ngờ suy thoái, doanh nghiệp Nguyễn Kim cũng không thể đạt được mục tiêu doanh thu đặt ra trước đó. Năm 2015, một doanh nghiệp Thái Lan central Group đã chi hơn 100 triệu USD thâu tóm nhà bán lẻ số một trên thị trường điện máy là Nguyễn Kim. Hiện nay 49% vốn của Nguyễn Kim đã rơi vào tay người Thái.
7Phở 24 bán lại cho Viet Thai International
Thương hiệu phở 24 ra đời từ năm 2003, người tạo ra thương hiệu này là tiến sĩ Lí Quí Trung. Từ năm 2003 đến năm 2011, ông đã xây dựng được khoảng 60 cửa hàng rải rác trên khắp cả nước. Vì muốn đưa phở Việt vươn ra nước ngoài, ông Trung đã nhượng quyền 20 cửa hàng phở tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Tuy nhiên vì phát triển ồ ạt, khó khăn về tài chính khiến cho nhiều cửa hàng đóng cửa. Bất đắc dĩ, ông Trung đã bán Phở 24 cho Viet Thai International, thuộc tập đoàn Jollibee đến từ Phillipines, chấm dứt ước mơ đưa thương hiệu phở Việt lên tầm quốc tế sau 9 năm phát triển.
8Tribeco bán lại cho Uni-President
Công ty TNHH Tribeco đươc thành lập năm 1992, khi thành lập công ty có 51% cổ phần do nhà nước nắm giữ, đến năm 1999, công ty trở thành doanh nghiệp tư nhân. Trong một thời gian dài Tribeco không ngừng phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh, một thời cổ phiếu của Tribeco trở thành hàng hot được nhiều quy đầu tư săn đón. Sau đó Tribeco ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Bánh kẹo Kinh Đô (KDC) và tập đoàn Uni-President của Đài Loan. Sau những lần làm ăn thua lỗ, hiện nay Kinh Đô thoái vốn hoàn toàn khỏi Tribeco n hường toàn bộ quyền kiểm soát Tribeco cho tập đoàn Đài Loan này.
9Sabeco bán lại cho Vietnam Beverage
Sabeco là một doanh nghiệp cổ phần tại Việt Nam nhưng Nhà nước nắm gần 90% vốn điều lệ doanh nghiệp. Tháng 12/2017, Bộ công thương đã tổ chức bán đấu giá cổ phần của Sabeco với 53,59% cổ phần và công ty con của tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi là Công ty TNHH Vietnam Beverage mua trọn 53,59% cổ phần.
Với việc sở hữu 53,59% cổ phần tại Sabeco do nhà nước Việt Nam bán ra, đồng nghĩa là doanh nghiệp Thái Lan đã gián tiếp sở hữu và có quyền chi phối hoạt động của Sabeco và thâu tóm thành công một thương hiệu có mạng lưới phân phối và hoạt động hiệu quả nhất trong ngành bia rượu tại Việt Nam.
10Viso bán lại cho Unilever
Viso là một nhãn hiệu bột giặt lâu đời và quen thuộc của người tiêu dùng Việt Nam do ông Trương Văn Khôi khai sinh. Đây là thương hiệu bột giặt được đánh giá khá cao về chất lượng lẫn giá cả tuy nhiên Viso cũng không thể giữ được thương hiệu bột giặt thuần Việt.
Từ khi tập đoàn Unilever thâm nhập vào thị trường Việt Nam đã nhanh chóng chọn hình thức liên doanh để từng bước tiếp cận thị trường. Và liên doanh Lever – Viso ra đời. Từ liên doanh, Unilever đã biến thành công ty Việt Nam thành công ty 100% có vốn nước ngoài. Lever-Viso cũng không là ngoại lệ, từ một doanh nghiệp thuần Việt, Viso đã bị thấu tóm và không còn là thương hiệu của người Việt.
Để lại một bình luận