TOP 10 Tỉnh Thành nghèo nhất Việt Nam
Dù Việt Nam rất phát triển với các thành tựu ở nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn còn đó các khu vực “kém” với số lượng hộ nghèo cao. Thật khó để có thể xóa bỏ tình trạng nghèo vì nước chúng ta vẫn trong giai đoạn “đang phát triển”. Dù vậy, các địa phương đều rất cố gắng đưa ra các chính sách phù hợp để thúc đẩy kinh tế một cách nhanh chóng. Hãy cùng TOP10AZ điểm qua “TOP 10 Tỉnh Thành nghèo nhất Việt Nam” trong bài viết dưới đây nhé!
1Thanh Hóa
Dù là một tỉnh với diện tích lớn nhưng dân số lại rất đông và địa hình đồi núi phức tạp, nên tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng trên 120 ngàn hộ nghèo. Ngoài ra, tỉnh còn có khoảng chục huyện miền núi và triệu người dân tộc (Thái, Mường, Mông). Thực tế dù phần đông người dân còn phụ thuộc vào nông nghiệp, nhưng Thanh Hóa còn là một địa phương giữ vị trí chiến lược trong an ninh & quốc phòng.
2Nghệ An
Thuộc vào loại tỉnh diện tích lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ, Nghệ An dù nổi bật với TP. Vinh nhưng vẫn có khoảng 80% người địa phương là nông nhân. Theo thống kê có khoảng 95 ngàn hộ nghèo, chính quyền Nghệ An đã luôn có các chính sách thu hút đầu tư, như xây dựng đường băng để mở đường hàng không.
3Sơn La
Nằm ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, Sơn La dù có nhiều phong cảnh núi non hùng vĩ hút mắt nhưng vẫn có khoảng trên 90 ngàn hộ nghèo. Theo báo cáo từ UBND Sơn La thì địa phương này hàng năm vẫn có hàng chục ngàn người rơi vào cảnh đói kém. Tuy nhiên, Sơn La luôn được nhà nước chú trọng trong các chương trình giảm nghèo, cụ thể là các huyện Phù Yên, Mường La, Bắc Yên.
4Quảng Nam
Thường được gọi bằng cái tên thân thương “Quảng Nôm” cũng như có các di sản du lịch hấp dẫn giàu giá trị kinh tế gồm phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, nhưng tỉnh Quảng Nam vẫn có khoảng 70 ngàn hộ nghèo (chiếm khoảng trên 18% dân số). Tuy vậy, người dân Quảng Nam thì rất cần cù chịu khó, cũng như là vùng đất địa linh nhân kiệt nên luôn sản sinh ra các “hiền tài”.
5Sóc Trăng
Được xem như là vùng đất giàu giá trị tôn giáo cũng như đông người Khơ-me, nhưng tỉnh Sóc Trăng lại là một tỉnh nghèo của miền Tây. Theo thống kê có khoảng 80% hộ dân sống ở các vùng sâu vùng xa điều kiện thiếu thốn. Thêm nữa, người dân địa phương chỉ làm các nghề nông nên đời sống cũng khá chật vật “theo mùa”. Dù vậy, các ngôi chùa ở Sóc Trăng lại là điểm du lịch khá thu hút, ví dụ như Chùa Dơi.
6Điện Biên
Cũng nằm trong vùng núi Tây Bắc, Điện Biên có phong cảnh núi non “hữu tình”, cũng như đường biên giới giáp Lào và Trung quốc. Mặc dù tỉnh giàu tiềm năng du lịch cũng như các giá trị văn hóa lịch sử phong phú, nhưng đa phần người dân vẫn sống vào nông nghiệp cơ bản. Tỉ lệ hộ nghèo khoảng 38%, và rất nhiều trẻ em vùng cao rơi vào cảnh thiếu thốn “cơm no áo mặc”. Nếu có dịp đến Điện Biên, thì bạn hãy nhớ ghé thăm Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Các cứ điểm Him Lam.
7Hà Nam
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, tỉnh Hà Nam có vị trí địa lý thuận lợi khi tiếp giáp với Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hòa Bình. Dù vậy, tỉnh này vẫn có một bộ phận lớn người dân sống trong cảnh nghèo khó, cũng như nhiều huyện vẫn phải nhận trợ cấp “đều đặn” từ trung ương. Tuy nhiên, Hà Nam lại có rất nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng hấp dẫn du khách, ví dụ như dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, thêu ren Thanh Hà.
8Quảng Bình
Nằm trong khu vực vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, Quảng Bình được xem là một tỉnh “khó khăn” khi số hộ dân nghèo chiếm khoảng 17%. Điều này được lý giải là vì hai yếu tố chính, bao gồm tàn dư chiến tranh nặng nề và khí hậu khắc nghiệt mưa bão quanh năm. Có thể nói rằng người địa phương dù làm việc cực khổ nhưng vẫn không có thu nhập như cư dân thành thị. Tuy vậy, Quảng Bình lại có tiềm năng du lịch rất lớn đèo Ngang, phá Cổng trời, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Suối nước khoáng Bang huyện Lệ Thủy.
9Kon Tum
Thuộc khu vực vùng núi phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum dù có diện tích rộng lớn hơn 960 nghìn ha, nhưng tỉ lệ hộ nghèo lại chiếm khoảng 20%, và phần đông thuộc về đồng bào dân tộc thiểu số. Dù có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên “rừng vàng”, nhưng việc thu hút vốn đầu tư của Kon Tum còn gặp nhiều khó khăn, và người đồng bào còn chủ yếu làm nông nghiệp thô sơ. Hiện nay, nhà nước đã có nhiều chính sách thúc đẩy như hỗ trợ đất sản xuất gắn với quy hoạch, đào tạo và chuyển đổi nghề.
10Bình Thuận
Dù có nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp và các bãi biển “nắng vàng, cát trắng”, nhưng Bình Thuận lại chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn từ biến đổi khí hậu. Mặc dù địa phương đã rất quan tâm khi đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhưng vẫn còn số lượng lớn người đồng bào sống trong nghèo khó (chiếm khoảng trên 3%). Hiện nay, nhà nước đã chỉ đạo sát sao khi cấp ngân sách cũng như chỉ đạo sát sao để nâng cao đời sống kinh tế của người dân địa phương.
Bosco 193
Để lại một bình luận