TOP 10 chương trình giải trí nổi tiếng nhất Thế giới

TOP 10 chương trình giải trí nổi tiếng nhất Thế giới

13/08/2021

Chương trình giải trí (GameShow) nổi tiếng nhất Thế giới luôn là món ăn “Tinh thần” thoải mái nhất trên TV. GameShow vui nhộn luôn là sự lựa chọn giải trí cho cá nhân trên chiếc sofa hoặc các phút giây vui vẻ của gia đình vào cuối tuần. Khác với các trận đấu thể thao chuyên nghiệp, buổi hòa nhạc hoặc phim “bom tấn”, GameShow thu hút người hâm mộ bởi tính vui nhộn, nhịp điệu nhanh và thậm chí là bổ sung kiến thức khoa học.

TOP 10AZ giới thiệu “TOP 10 chương trình giải trí nổi tiếng nhất Thế giới”. Đặc biệt, hầu hết các GameShow trong danh sách đều đã từng xuất hiện ở Việt Nam với những cái tên quen thuộc như Chung Sức, Hãy Chọn Giá Đúng, hoặc Chiếc Nón Kì Diệu.

1Family Feud

Family Feud

Family Feud là một gameshow đặc biệt giúp mọi người hiểu hơn hơn về gia đình của theo một cách hài hước nhất. Chương trình không đặc biệt khó, chỉ đưa ra một loạt câu hỏi mà họ sử dụng khảo sát để tìm câu trả lời và xem liệu các thí sinh có thể đưa ra câu trả lời trùng khớp hay không. Nhưng với một người dẫn chương trình như Steve Harvey và thì Family Feud thực sự ăn khách trên toàn cầu. Ở Việt Nam, Chung Sức là phiên bản tiếng Việt của Family Feud.

2Jeopardy!

Jeopardy!

Jeopardy! Là một chương trình đố vui kiến thức. Chắc chắn Jeopardy! không khiến khán giả cảm thấy ngu ngốc với những câu hỏi hóc búa cùng với thí sinh. Thay vào đó, Jeopardy! thường xuyên để lại cho người xem cảm giác như thể họ đã học được những sự thật có ý nghĩa thay vì được học về tất cả những điều ngẫu nhiên mà họ không biết. Jeopardy! Trải dài nội dung ở nhiều lĩnh vực bao gồm lịch sử, văn học, nghệ thuật, văn hóa đại chúng, khoa học, thể thao, địa lý, chơi chữ, và nhiều lĩnh vực khác.

3The Price Is Right

The Price Is Right

The Price is Right thực sự là một hiện tượng với khán giả trên toàn cầu. Bởi vì format chương trình xoay quanh hệ thống người tiêu dùng của người Mỹ (bởi vì về cơ bản những thứ trong xã hội của chúng ta phải trả giá). The Price is Right đã mê hoặc khán giả kể từ năm 1972 và Bob Barker là MC huyền thoại của chương trình. Ở Việt Nam, Hãy Chọn Giá Đúng là phiên bản tiếng Việt của The Price is Right.

4Wheel Of Fortune

Wheel Of Fortune

Wheel of Fortune đã trở thành một yếu tố quan trọng trong xã hội Mỹ từ những năm 70 và giữ kỷ lục là gameshow lâu đời nhất ở Hoa Kỳ. Chương trình gồm có ba thí sinh, và tất cả cùng quay một bánh xe và sau đó “đoán” các chữ cái trong bảng chữ cái để điền vào chỗ trống trên bảng. Cuối cùng họ sẽ đánh vần các cụm từ hoặc từ khác nhau. Sự kết hợp của bánh xe quay may mắn, sự thú vị của ô chữ và niềm vui đã khiến game show này trở nên phổ biến. Ở Việt Nam, Chiếc Nón Kì Diệu là phiên bản tiếng Việt của Wheel of Fortune.

5Who Wants To Be A Millionaire?

Who Wants To Be A Millionaire

Who Wants To Be A Millionaire? Đem đến những câu hỏi kiến thức thú vị ở đa dạng lĩnh vực. Chương trình vừa đem lại sự vui vẻ vừa mang tính thử thách nên tạo sức hấp dẫn khó cưỡng. Format xoay quanh việc một thí sinh phải trả lời danh sách các câu hỏi ngày càng khó để giành được một triệu đô la. Tuy nhiên, chương trình này khác với gameshow kiến thức khác là bởi vì các câu hỏi có vẻ thực tế hơn. Ở Việt Nam, Ai là Triệu Phú? là phiên bản tiếng Việt của Who Wants To Be A Millionaire?

6Deal Or No Deal

Deal Or No Deal

Deal or No Deal đem đến một cảm giác rất “doanh nhân”. Mọi thứ về chương trình này là một canh bạc, chứ không phải trò chơi. Dù mang tính giải trí cao và gây thót tim, Deal or No Deal xoay quanh format một thí sinh chọn ngẫu nhiên vali với số tiền X trong đó và hy vọng rằng X là số tiền thấp. Sự hồi hộp có thể đủ để khiến bất kỳ khán giả nào bị say mê, nhưng thực tế là chương trình này thực sự chỉ là một trò chơi đoán mò. Ở Việt Nam, Đi Tìm Ẩn Số là phiên bản tiếng Việt của Deal or No Deal.

7Let's Make A Deal

Let’s Make A Deal

Let’s Make A Deal là một trong những chương trình trò chơi vui nhộn, lạc quan. Vì mọi thành viên khán giả thường mặc một số loại trang phục “sặc sỡ” và liên tục nhảy nhót hoặc hò hét. Chương trình ban đầu có sự hiện diễn của người dẫn chương trình Wayne Brady, và MC cố gắng “deal” (thỏa thuận) với các thí sinh để giành giải thưởng. Ở Việt Nam, Bí mật ô cửa sổ  (VTV3) do Trần Hồng Ngọc làm MC là phiên bản tiếng Việt của Let’s Make A Deal.

8Are You Smarter Than A 5th Grader?

Are You Smarter Than A 5th Grader

Are You Smarter Than A 5th Grader? khiến mọi người lớn trên trái đất cảm thấy mình như một thằng ngốc vì họ không biết những sự thật thú vị sâu trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ. Công bằng mà nói, chương trình này sẽ dễ chịu và thú vị hơn rất nhiều cho khán giả nếu có vẻ như họ không cố chọn ra những câu hỏi khó tưởng tượng nhất. Nhưng thực tế hầu hết các câu hỏi của chương trình là những điều mà ít phổ biến với người lớn chứ không riêng gì học sinh lớp 5.  Ở Việt Nam, Ai thông minh hơn học sinh lớp 5? là phiên bản tiếng Việt của Are You Smarter Than A 5th Grader?

9Pyramid

Pyramid

Một chương trình trò chơi khác đã tồn tại hàng thập kỷ và đã có một số lần remake lại là Pyramid. Pyramid hiện có giải thưởng lớn 100.000 đô la (tăng từ 10.000 đô la ban đầu). Format của chương trình là các thí sinh đưa ra manh mối để các thí sinh khác đoán, nhưng điều này thì hơi đơn giản. Chưa kể khán giả có thể nhìn thấy câu trả lời mà thí sinh đưa ra gợi ý, nên điều này làm mất đi hoàn toàn yếu tố bất ngờ. Phiên bản tiếng việt của chương trình tên là “Kim tự tháp” và do diễn viên Chi Bảo làm MC trên đài HTV.

10Match Game

Match Game

Match Game đã xuất hiện từ những năm 60 và đã có một số lần remake. Format chung là các thí sinh đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi điền vào chỗ trống. Những ẩn ý cho các câu trả lời trống thường có thể khiến chương trình trở thành một buổi xem vui nhộn đầy tính giải trí. Nhưng tiền đề đơn giản với việc thiếu bất kỳ “trò chơi” thực sự nào là điều khiến chương trình này thiết hấp dẫn. Ở Việt Nam, game show có phiên bản tiếng Việt với tên “Siêu sao đoán chữ”.

Bosco 193

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *