TOP 10 phát minh vĩ đại của Albert Einstein

TOP 10 phát minh vĩ đại của Albert Einstein

24/07/2021

Thực tế, Albert Einstein không phải là một nhà phát minh theo nghĩa đen như Edison hay Tesla. Tuy nhiên, ông được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại và là một thiên tài “hiếm có” của nhân loại. Nhà khoa học tài năng và “quyết liệt” này đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận vũ trụ thông qua các lý thuyết và tầm nhìn của ông về vật lý và toán học.

TOP 10AZ giới thiệu “TOP 10 phát minh vĩ đại của Albert Einstein” với những công trình nghiên cứu đã trở thành tiền đề cho các phát triển quan trọng của nhân loại trong tương lai.

1Sự thấm hút của khăn giấy

Sự thấm hút của khăn giấy

Albert Einstein không phát minh ra khăn giấy, mà nó thuộc về Công ty Giấy Scott của Pennsylvania. Vào năm 1907, công ty đã giới thiệu sản phẩm dùng một lần như một sự thay thế hợp vệ sinh hơn cho khăn vải. Nhưng trong bài báo của Einstein xuất bản năm 1901, là một nỗ lực để giải thích cách thức hoạt động của lực hút của khăn giấy. Do đó trên lý Einstein đã giúp đặt nền tảng khoa học cho khăn giấy hiện đại.

2Dự báo thị trường chứng khoán

Dự báo thị trường chứng khoán

Các công ty kinh doanh ở Phố Wall thuê đội quân các nhà toán học để phân tích sự lên xuống hàng ngày của thị trường chứng khoán. Tất nhiên, Albert Einstein không phải là nhà toán học tạo ra các thuật toán. Tuy nhiên, Einstein lại sử dụng thuyết động học phân tử để giải thích “đến nơi đến chốn” hiện tượng phấn hoa lơ lửng trong nước của nhà thực vật học Robert Brown. Trong lúc đó, nhà toán học Pháp Louis Bachelier cũng đã đề xuất rằng các thị trường tài chính cũng tuân theo thuyết động học phân tử có thể được mô hình hóa bằng các phép tính xác suất thông thường.

3Định vị vệ tinh GPS

GPS

GPS một lần nữa không phải là sáng tạo của Einstein, nhưng thuyết tương đối rộng của ông là nền móng cho GPS. Ngày nay, thật khó để bị lạc vì GPS và các ứng dụng bản đồ trên điện thoại thông minh cho chúng ta biết con đường di chuyển phù hợp. Nhưng nếu không có thuyết tương đối rộng của Einstein, thì các kỹ sư máy tính không thể tính toán chính xác về khoảng cách, và tất nhiên GPS của bạn sẽ tràn đầy lỗi.

4Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời

Ngày nay, pin mặt trời cung cấp năng lượng cho hầu hết hàng trăm vệ tinh quay quanh Trái đất, và đem đến năng lượng cho các hộ gia đình. Einstein không phát minh ra pin mặt trời, nhưng sự chứng minh về tồn tại của hạt photon đã trở thành nền tảng cho ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời vào cuộc sống.

5Con trỏ laser

Con trỏ laser

Nếu bạn đã đến một hội nghị, thì rất có thể bạn đã nhìn thấy một con trỏ laser đang hoạt động. Ngoài ra, ứng dụng con trỏ laser còn xuất hiện trong đầu đọc mã vạch đến hệ thống tẩy lông. Tất cả đều xuất phát từ một ý tưởng của Einstein vào năm 1917, khi ông đang cố gắng hiểu thêm về cách ánh sáng tương tác với vật chất. Sự tôn vinh dành cho Einstein nằm ngay ở đó trong từ “laser”, là từ viết tắt của Khuếch đại ánh sáng bằng Phát xạ Kích thích.

6Các thiết bị điện tử hiện đại

Các thiết bị điện tử hiện đại

Thuyết lượng tử về ánh sáng của Einstein đề xuất rằng ánh sáng bao gồm các gói năng lượng nhỏ gọi là photon có đặc tính giống như sóng. Lý thuyết này sau đó đã dẫn đến khái niệm vô cùng quan trọng, đó chính là “Thuyết lượng tử về ánh sáng”. Từ đây, Einstein đã đặt tiền đề cho việc phát minh ra Tivi, hoặc các sản phẩm công nghệ ảnh hưởng ngày nay như điện thoại thông minh , máy tính, máy tính xách tay.

7Tủ lạnh Einstein

Tủ lạnh Einstein

Đây là một tủ lạnh sử dụng nhiệt để nạp nhiên liệu cho hệ thống làm mát. Albert Einstein đã phát minh ra chiếc tủ lạnh này với sự giúp đỡ của Leo Szilard, một cựu học sinh. Tủ lạnh Einstein được cấp bằng sáng chế vào năm 1930. Mục tiêu chính của Einstein và Szilard trong việc phát triển tủ lạnh này là cải tiến công nghệ làm lạnh gia đình.

8Bom hạt nhân

Bom hạt nhân

Chẳng bao giờ Einstein tham gia vào quá trình phát minh ra thứ vũ khí chết người này. Nhưng phương trình thuyết tương đối huyền thoại “e = mc²” của Einstein đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của vũ khí hạt nhân. Thậm chí, ông đã từng lên án việc Mỹ sử dụng bom nguyên tử cho cuộc đổ máu ở Hiroshima, Nhật Bản. Chất ngưng tụ Bose-Einstein (BEC)

9Chất ngưng tụ Bose-Einstein (BEC)

Chất ngưng tụ Bose-Einstein (BEC)

Chất ngưng tụ Bose-Einstein được Albert Einstein dự đoán vào năm 1924 là một thực thể được hình thành do sự liên kết của các nguyên tử riêng biệt khi chúng được làm lạnh đến nhiệt độ – 459,67 ° F tức là – 273,15 ° C . Einstein đã dự đoán BEC trên cơ sở các công thức lượng tử được cung cấp bởi Satyendra Nath Bose- một nhà khoa học Ấn Độ.

10Lời giải đáp về màu xanh của bầu trời

Lời giải đáp về màu xanh của bầu trời

Hiện tượng tán xạ ánh sáng phát ra từ mặt trời là lý do đằng sau bầu trời có màu xanh lam. Trường điện từ của ánh sáng chịu trách nhiệm tạo ra các mômen lưỡng cực điện trong các phân tử tiếp xúc với ánh sáng. Do đó, Albert Einstein đã đưa ra lời giải thích chi tiết về hiện tượng tán xạ ánh sáng do các phân tử trong khí quyển gây ra màu xanh của bầu trời.

Bosco 193

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *