TOP 10 Vụ Tham Nhũng Lớn Nhất Việt Nam

TOP 10 Vụ Tham Nhũng Lớn Nhất Việt Nam

28/09/2021

Việt Nam là đất nước có nền kinh tế phát triển năng động tuy nhiên nạn tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn diễn ra nhiều và tồn tại nhiều năm nay. Trong quá khứ, nước ta ghi nhận hàng trăm vụ tham nhũng gây thiệt hại hàng tỷ đồng ngân sách nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta, gây phẫn nỗ trong dư luận. Hãy cùng TOP10AZ điểm qua TOP 10 vụ tham nhũng lớn nhất Việt Nam ngay sau đây nhé!

1Vụ án Vinashin

Vụ án Vinashin là một trong những vụ án kinh tế lớn nhất nước ta.Theo báo cáo của Viện KSND tối cao, bị cáo Phạm Thanh Bình (nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin) cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỉ đồng. Những sai phạm không chỉ xảy ra ở Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cùng nhiều đơn vị trực thuộc mà còn ảnh hưởng tới 33 tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

2Vụ EPCO-Minh Phụng

Vào thập niên 90 dư luận bàng hoàng khi vụ án tham nhũng EPCO- Minh Phụng được khui ra. Vụ án này đã khiến cho nhiều đại gia khét tiếng và nhiều cán bộ ngân hàng phải ngồi tù vì những sai phạm trong quản lý tài chính, vi phạm quản lý nhà nước. Trong vụ án này, đã có 6 án tử hình được tuyên, điển hình như Tăng Minh Phụng, Liên Khui Thìn. Vụ án đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng cấp tín dụng, với tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng tuy nhiên đến nay khoảng 3.000 tỷ chưa thi hành được.

3Vụ tham nhũng PCI

Vụ án PCI diễn ra vào năm 2008, là vụ án hối lộ quan chức Việt Nam của công ty PCI Nhật Bản đã gây ra ảnh hưởng nặng nè tới nhiều dự án thực hiện bằng nguồn vốn ODA của Nhật tại Việt Nam. Cụ thể một số quan chức công ty PCI Nhật Bản đã đưa hối lộ cho Ban quản lý dự án PMU tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vụ việc đã khiến cho Nhật Bản tạm dừng các dự án ODA tại Việt Nam.

4Vụ tham nhũng Đề án 112

Đề án 112 là đề án được lập ra nhằm xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam, được thực hiện bắt đầu từ năm 2001, dự kiến tới năm 2010 hoàn thành. Tuy nhiên, đề án đã phải dừng lại vào năm 2005, khi có nhiều sai phạm, chi phí quá lớn nhưng hiệu quả lại thấp. Sau khi điều tra, công an đã khởi tố bắt giam Vũ Đình Thuần, Lương Cao Sơn, cùng hàng chục người khác liên quan đến tiêu cực và tham nhũng.

5Vụ chia chác đất công ở Đồ Sơn, Hải Phòng

Vụ án tham nhũng đất công ở Đồ Sơn, TP. Hải Phòng là một trong những vụ án tham nhũng lớn diễn ra vào năm 2005. Theo cáo trạng, một số quan chức của thị xã Đồ Sơn đã lợi dụng chủ trương cấp đất tái định cư cho những người thuộc diện di dời giải phóng mặt bằng để chia chác đất công. Những bị cáo trong vụ án này gồm ông Vũ Đức Vận -¬ nguyên Bí thư Thị ủy Đồ Sơn, Hoàng Anh Hùng ¬- nguyên Chủ tịch thị xã Đồ Sơn, Lưu Kim Thái – nguyên Phó Chủ tịch thị xã Đồ Sơn.

6Vụ PMU18

Vụ PMU 18 (Đơn vị quản lý dự án số 18) là bê bối tham nhũng liên quan đến ngành giao thông vận tải diễn ra vào đầu năm 2006. Vụ án này gây xôn xao dư luận và khiến cho Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình phải từ chức và Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam.
Ngoài ra, vụ án còn liên quan đến nhiều quan chức cấp cao khác, cụ thể họ bị tố chạy án cho các bị can. Điển hình là thiếu tướng công an Cao Ngọc Oánh và ông Nguyễn Văn Lâm – Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Vụ việc đã khiến ông Oánh mất cơ hội vào Trung ương cũng như lên chức Thứ trưởng Bộ công an. Tuy nhiên đến cuối năm 2007, cơ quan điều tra khẳng định ông Oánh không liên quan đến việc chạy án.

7Vụ Vinalines

Vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (thuộc Vinashin) và công ty vận tải Biển Đông (thuộc Vinalines) vào năm 2012 cũng là một vụ án kinh tế khiến dư luận quan tâm. Có ít người bị bắt tạm giam trong đó có cựu phó tổng giám đốc Vinalines Bùi Quốc Anh. Ngay sau đó, Phó tổng giám đốc Trần Hữu Chiều cũng bị bắt. Theo cáo trạng của Viện KSNDTC Dương Chí Dũng và 8 đồng phạm đã cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 400 tỉ đồng trong việc mua ụ nổi quá date 83M để tham ô 1,666 triệu USD.

8Vụ PVC Trịnh Xuân Thanh

Trong năm 2016, 4 cựu lãnh đạo của Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã bị bắt và bị khởi tố cùng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Hậu quả, doanh nghiệp này đã thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng. Trong đó, ông Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về những sai phạm với cương vị là người đứng đầu.

9Vụ án Trần Phương Bình – phạm tội tại Ngân hàng Đông Á

Theo cáo trạng của TAND TP Hồ Chí Minh Trần Phương Bình, cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á đã phạm hai tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” gây thất thoát trên 2000 tỷ đồng, và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gây thiệt hại trên 1.500 tỷ đồng. Vụ án chiếm đoạt tài sản tài ngân hàng Đông Á, ngoài Trần Phương Bình còn có Phạm Thị Kim Xuyến (nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á), Phan Anh Vũ (Vũ nhôm) và các bị cáo khác nữa.

10Vụ án Phạm Công Danh – phạm tội tại ngân hàng xây dựng

Phạm Công Danh, cựu Chủ tich HĐQT, cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã cùng đồng bọn phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, khiến cho VNCB thiệt hại hơn 6.1000 tỷ đồng. Ngoài Phạm Công Danh, vụ án còn liên quan đến các bị cáo, bị can Trầm Bê, Hứa Thị Phấn và một số bị cáo khác. Đây là một vụ án kinh tế phức tạp và đã được tiến hành xét xử theo 2 giai đoạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *