TOP 10 hình thức lừa đảo qua mạng xã hội phổ biến

TOP 10 hình thức lừa đảo qua mạng xã hội phổ biến

12/01/2022

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, và việc dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên các công việc liên quan đến mạng xã hội ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, điều gì cũng có mặt trái, và tình trạng lừa đảo vẫn luôn tồn tại một cách nhức nhối. Thậm chí một số đối tượng lừa đảo qua mạng còn “tinh vi” hơn bằng các thủ đoạn gian manh. Nhằm giúp bạn nhận thức cũng như tránh mất tiền oan, TOP10AZ xin đưa ra “TOP 10 hình thức lừa đảo qua mạng xã hội phổ biến”!

1Lừa bán hàng hiệu “rởm” bằng tài khoản shop giả

Lừa bán hàng hiệu “rởm” bằng tài khoản shop giả

Bán hàng online đã trở thành một công việc “ăn nên làm ra” trong mùa đại dịch. Hơn nữa, các hình thức thương mại điện tử cũng đã dần trở nên phổ biến, nên rất nhiều người Việt Nam tin tưởng vào việc mua hàng online. Tuy nhiên, rất nhiều đối tượng sử dụng tài khoản facebook “giả mạo” shop để lừa đảo người mua hàng. Họ sẽ yêu cầu chuyển tiền vào số tài khoản nào đó, rồi sau khi nhận được tiền thì “lặn” mất hơi!

2Sử dụng facebook giả mạo người nổi tiếng

Sử dụng facebook giả mạo người nổi tiếng

Rất nhiều người “đam mê” thần tượng nên sẵn sàng mua hàng, hay trải nghiệm dịch vụ được giới thiệu từ idol. Do đó, các đối tượng lừa đảo tận dụng cơ hội này để trục lợi bằng cách tạo ra một tài khoản giả với hình ảnh và nội dung “như thật”. Do đó, rất nhiều người tiêu dùng nếu không cẩn thận sẽ trở thành “con mồi” khi chuyển tiền cho kẻ xấu.

3Hack tài khoản người dùng

Hack tài khoản người dùng

Một trong những cách phổ biến nhất để lừa đảo qua mạng xã hội hiện nay, đó chính là hack tài khoản người dùng. Cụ thể, các kẻ xấu sẽ đăng các bài post hoặc bình luận những thứ “bắt mắt” về video nhạy cảm, ảnh sexy, hoặc các tin giật gân. Nếu người dùng không cảnh giác để đi theo đường dẫn thì sẽ dễ dàng bị hack tài khoản. Sau đó kẻ gian sẽ “mạo danh” để mượn tiền người thân, hoặc truy cập thông tin cá nhân của người bị hại.

4Lừa qua tin nhắn “mời gọi” nạp thẻ

Lừa qua tin nhắn “mời gọi” nạp thẻ

Việc mời gọi nạp thẻ “giá rẻ” cũng được xem là hình thức lừa đảo khá phổ biến hiện nay. Cụ thể kẻ gian sẽ tag người dùng hoặc nhắn tin trực tiếp với nội dung đại loại như: “bạn chỉ cần nạp thẻ 50k theo đường dẫn bên dưới sẽ được 500k”. Và tất nhiên chẳng có gì lại “hời” như thế. Nếu bạn chủ quan và “ham tiền” khi truy cập theo cú pháp hoặc đường dẫn thì sẽ vô tình “mở cửa” cho kẻ xấu truy cập vào smartphone hoặc tài khoản ngân hàng.

5Tin nhắn “trúng thưởng” giả tạo

Tin nhắn “trúng thưởng” giả tạo

Bất kì ai cũng thích được hưởng sự may mắn từ phần thưởng. Do đó, các kẻ gian thường tận dụng sơ hở này để “chào mời” bằng các tin nhắn trúng thưởng đầy kích thích. Chẳng hạn như: “chúc mừng anh/chị ABC đã trúng phần thưởng XYZ, xin vui lòng hotline 09xxx hoặc truy cập đường dẫn dưới đây để nhận sự hướng dẫn nhận quà”. Tất nhiên nếu bạn gọi vào hoặc nhấp vào link thì sẽ rơi ngay vào cái “bẫy” nguy hiểm!

6Lừa trúng những phần thưởng lớn như xe SH

Lừa trúng những phần thưởng lớn như xe SH

Cũng lại là một chiêu thức lừa đảo phổ biến, và đối tượng chính nhắm đến là những người “tham lam”. Cụ thể, kẻ lừa đảo sẽ sử dụng các nick chat giả sau đó nhắn những tin hấp dẫn như “chúc mừng bạn đã trúng xe SH, hoặc laptop gaming. Vui lòng truy cập vào đường link để cung cấp thông tin cá nhân hoặc đóng tiền tạm ứng để nhận quà!” Tất nhiên, cách này thì không phải lúc nào cũng thành công, nhưng vẫn có rất nhiều người “nhẹ dạ” bị dính bẫy.

7Giả mạo tài khoản quản lý chính thức

Giả mạo tài khoản quản lý chính thức

Một loại hình lừa đảo khác là kẻ gian tạo các tài khoản ma như quantriabc, admin-xyz của một trang fanpage nổi tiếng nào đó, sau đó chúng nhắn tin rằng: “Tài khoản của bạn được nhận thưởng từ trò chơi, cung cấp tool hỗ trợ hoặc bị hack nên nhanh chóng cung cấp thông tin cá nhân để nhận lại tài khoản sớm nhất”. Nếu bạn nhấp vào đường link hoặc đi theo hướng dẫn, thì khả năng tiền trong ngân hàng của bạn sẽ nhanh chóng “bốc hơi”.

8Tạo trang web giả “như thật”

Tạo trang web giả “như thật”

Tiếp tục là một hình thức “treo đầu dê bán thịt chó” của những tội phạm ảo, đó chính là việc tạo dựng một trang web giả “như thật”. Cụ thể thì họ sẽ “dựng” lên một trang web fake (giả) giống gần như 99% về giao diện, thao tác của trang web thật. Tuy nhiên, nếu bạn là một người tinh ý thì sẽ có một vài điểm “khác biệt” như đường dẫn link, nội dung thông báo “sai lệch”. Hãy cẩn thận trước các trang web mạo danh này để không mất tiền oan nhé!

9Cung cấp các pop-up “giả mạo”

Cung cấp các pop-up “giả mạo”

Khi bạn truy cập vào một đường link sản phẩm hoặc một đường dẫn nào đó, thì sẽ xuất hiện một vài pop-up quảng cáo. Tuy nhiên, bạn cũng rất có thể sẽ gặp các fake pop-up với nội dung “giả mạo chính thức” từ các trang web nạp tiền chơi game, các cửa hàng online chính thức. Do đó, bạn cần đọc kĩ nội dung từ các pop-up trước khi cung cấp bất kì thông tin cá nhân nào!

10Lừa đảo qua email!

Lừa đảo qua email!

Hình thức lừa đảo qua email có lẽ là một trong những hình thức “scam” đầu tiên. Cách thức này thì rất đơn giản khi đối tượng xấu gửi các email như “bạn đã trúng thưởng, lời mời cộng tác, nhận tiền mặt”. Nói chung là các email đều là thư rác và được gửi từ các địa chỉ ma, và nếu bạn ngớ ngẩn nhấp vào đường link hoặc làm theo sự chỉ dẫn thì sẽ bị lộ thông tin, hoặc mất tiền!

Trên đây chỉ là những hình thức lừa đảo tương đối phổ biến mà các đối tượng xấu hay dùng. Tuy nhiên, việc lừa đảo thì ngày càng tinh vi và nhiều chiêu trò hơn. Do đó mấu chốt chỉ là bạn phải cẩn thận trước các thông tin “lợi bất ngờ” vì đánh vào lòng ham, hoặc tỉnh táo khi theo các hướng dẫn của bất kì ai.

Bosco 193

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *