TOP 10 Ngành Học Có Nguy Cơ Thất Nghiệp Cao Nhất Việt Nam
Đối với các sĩ tử việc tìm hiểu và đăng ký một ngành nghề để theo học ở môi trường cao đẳng, đại học là vô cùng quan trọng. Bởi ngành nghề đó phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn sau này, việc lựa chọn những ngành học mà khi tốt nghiệp bạn khó có cơ hội để tìm việc phù hợp thì quả là điều đáng tiếc. Sau đây, TOP10AZ sẽ cung cấp đến bạn TOP 10 ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất Việt Nam. Hi vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích khi tham khảo bài viết.
1Ngành Lịch sử
Có một điều đáng buồn là ngành Lịch sử rất ít được giới trẻ quan tâm, các thí sinh đăng ký học ngành này hàng năm cũng ít và nhu cầu nhân sự cho ngành này hầu như vắng bóng trên các thông báo tuyển dụng. Ở Việt Nam, ngoại trừ một số ít các viện nghiên cứu, Viện chiến lược được thành lập và quản lý bởi Nhà nước, thì sinh viên khi tốt nghiệp ngành này có nguy cơ thất nghiệp cao hoặc phải làm trái ngành.
2Ngành Sư phạm
Vài năm trở lại đây Sư phạm là ngành học nhận được báo động đỏ của Bộ giáo dục & Đào tạo về tình trạng dư thừa nguồn nhân lực. Theo một thống kê cho thấy đã có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa trên cả nước và có khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp. Đến năm 2021, số sinh viên sư phạm ra trường sẽ thất nghiệp sẽ lên tới 70.000 người. Quá nhiều thí sinh đăng ký theo học ngành sư phạm, nên số cử nhân tốt nghiệp ngành sư phạm cũng trở nên quá tải, dẫn đến tình trạng thất nghiệp là điều tất yếu.
3Ngành sân khấu điện ảnh
Sân khấu điện ảnh là một ngành nghề đặc thù, nó khác với những ngành nghề khác. Không phải cứ tốt nghiệp loại giỏi là bạn đều trở thành diễn viên khi tốt nghiệp. Đối với ngành nghề này ngoài khả năng, niềm đam mê bạn còn cần phải lợi thế về ngoại hình, duyên sân khấu và cả một chút may mắn nữa. Và hiện nay, có rất nhiều người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật khác lấn sân sang làm diễn viên chính vì cơ hội dành cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành sân khấu điện ảnh sẽ ít đi. Nhiều sinh viên sau khi không có việc làm hoặc chấp nhận làm trái ngành.
4Ngành Tài chính – Ngân hàng
Tài chính – ngân hàng là một công việc ổn định, mức lương hấp dẫn nên nó là một trong những nhóm ngành được ưu tiên lựa chọn của nhiều thí sinh. Thí sinh đăng ký nhiều, các trường lại tuyển sinh với số lượng lớn (lớn hơn so với nhiều ngành khác) dẫn đến tình trạng dư thừa lao động. Số sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này khá khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành học cũng như có nguy cơ thất nghiệp cao nên không chịu làm trái nghề.
5Ngành Quản trị kinh doanh
Khi mà toàn cầu hoá và quá trình hội nhập phát triển rầm rộ như hiện nay thì quản trị kinh doanh quả là một ngành học sáng giá và hot hơn bao giờ hết. Theo thống kê của Bộ GT&ĐT thì ngành quản trị kinh doanh luôn chiếm thứ hạng cao về số lượng thí sinh đăng ký. Tuy nhiên, có một nghịch lý là ngành này cũng rất khát nhân lực, nó luôn đứng top trong các website tuyển dụng việc làm.
Vì sao vậy? Đơn giản là các doanh nghiệp chỉ cần những nhà quản trị kinh doanh có năng lực thực sự, họ cần chất lượng chứ không cần số lượng. Việc các trường đào tạo ồ ạt, chỉ quan tâm đến số lượng, không quan tâm đến chất lượng khiến cho sinh viên sau khi ra trường khó xin việc hoặc các nhà doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu nếu nhận họ vào làm việc.
6Ngành Công nghệ Môi trường
Nếu như ở các nước tiên tiến thì ngành Công nghệ môi trường rất được coi trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý nước thải vẫn chưa được quan tâm đúng mức từ phía doanh nghiệp nên nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư ngành công nghệ môi trường còn rất ít. Một vị trí vô cùng cần thiết ở các doanh nghiệp ở các nước phát triển, lại trở thành gánh nặng về việc làm ở nước ta.
7Ngành Kế toán – Kiểm toán
Kế toán là một ngành nghề khá hot bởi vì tính ổn định và mức lương hấp dẫn nên số thí sinh đăng ký ngành học này ngày một nhiều là điều dễ hiểu. Tuy vậy, việc nhiều thí sinh cùng đăng ký theo học ngành này dẫn đến dư thừa lao động kể cả hiện tại và trong tương lai. Bởi vậy, hiện nay có khá nhiều người tốt nghiệp kế toàn – kiểm toán nhưng thất nghiệp hoặc chấp nhận làm trái ngành.
8Ngành Tâm lý học
Điểm đầu vào không quá cao, cộng thêm chương trình học khá hấp dẫn nên ngành tâm lý học từng là một trong những ngành học hot, được nhiều thí sinh lựa chọn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có khá nhiều tân cử nhân tâm lý học chật vật xin việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, nhiều người chấp nhận làm trái ngành để có được một công việc nuôi sống bản thân. Bởi vì, tại Việt Nam việc tìm đến các chuyên gia để được tư vấn, giải quyết các vấn đề trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi,… là điều khá xa lạ.
9Ngành Công nghệ sinh học
Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều trường thông báo tuyển sinh ngành Công nghệ sinh học. Tuy nhiên, việc đào tạo về ngành nghề này ở các trường Đại học lại chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội về mặt chất lượng. Những kiến thức sinh viên được đào tạo tại trường đại học hầu như không được áp dụng nhiều vào công việc thực tế, điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc làm trái ngành của nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp.
10Ngành kỹ sư xây dựng
Kỹ sư xây dựng là một ngành nghề khá hot, mức lương vô cùng hấp dẫn vì thế số lượng sinh viên đăng ký ngành học này cũng rất lớn mặc dù điểm đầu vào không hề thấp. Tuy nhiên, hầu hết các công ty xây dựng, nhà thầu đều yêu cầu cao về mặt kinh nghiệm điều này gây khó khăn cho các sinh viên mới ra trường, phần lớn các bạn đều không đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng này. Và thất nghiệp hoặc làm trái ngành là điều dễ thấy.
Để lại một bình luận